Chôn cất xong tang lễ, bà Thông buồn rầu nhớ thương con chết kỳ bí do miểng kiếng đâm ngay tim nát cả ngực, hai bàn tay cũng bị miểng kiến cầy nát với cái bàn lễ đàn gì ký quái, bà lo làm lễ tuần thất chu đáo do nhà chùa lãnh phần hành lễ tại chùa cho tới tuần bá nhựt, hằng đêm ngủ thường chiêm bao thấy Anh Đào về than khóc với bà và cho biết có kẻ bày mưu kế hãm hại. Anh Đào còn quả quyết phải rửa hận mới được siêu thoát. Nó còn cho biết rõ gói thuốc mê hồn hương dằn dưới chân đèn mà nó vô tình dọn dẹp làm bật gói thuốc bốc hơi lên nó thở, hít vào xây xẩm mặt mày, vội chụp cạnh bàn để giữ thăng bằng, nhưng chụp trật lại quơ nhầm mấy tấm kiếng rớt xuống bể, nó té sấp xuống trên miểng kiếng bể khiến ngực nó bị đâm nhiều vết, nặng nhứt là miểng ghim vào tim khiến nó chết.
-Bàn thờ đó dùng vào việc gì?
-Thưa Má, bàn thờ lễ đàn cầu cơ, con và tụi bạn Yến Nhi, Diệu Tần và Thúy Hằng lập ra để cầu cơ.
-Ai bày ra cho con vậy?
-Thưa Má, con Yến Nhi nó nói nó đã cầu cơ trong nhà xác đoán vận mạng tương lai rất chính xác, nên tụi con tò mò muốn biết vận mạng mới nghe lời nó lén lút bày bàn lễ cầu cơ.
-Cơ có lên không?
-Dạ thưa có và cho biết vận mạng của cả 4 đứa, ai cũng tốt chỉ có con là vận số ngắn ngủi.
-Như vậy con có nghi ngờ đứa nào chủ mưu?
-Dạ thưa, con đã suy nghiệm chủ mưu rồi, nhưng theo pháp lý vô bằng cớ, không thưa kiện gì được hết, lại còn mang tội vu oan nữa. Má đừng buồn phiền gì nữa hết, để Má coi con rửa hận.
-Con rửa hận bằng phương tiện nào?
-Con không thể nói ra trước được, bắt đầu sau lễ tuần bá nhựt, thần hồn con đã đủ sức để thi hành việc con muốn. Xin kiếu từ!
Bà Thông thường thuật lại những điều nghe biết trong chiêm bao cho ông Thông nghe vẻ linh hiển của con gái.
-Chiêm bao mộng mị thường tình làm sao tin tưởng được.
-Để coi có đúng hay không?... Mà ông có thấy gói giấy dưới chân đèn không?
-Tôi có thấy nhưng đã cho vô thùng rác chung với miểng kiếng bể.
-Như vậy con nó nói đúng lắm!
-Nó đúng cái gì?
-Chính gói giấy đó chứa mê hồn hương đã làm nó xây xẩm mặt mày té xuống nhầm miểng kiếng đâm nó chết.
-Bà lấy đâu quả quyết vậy?
-Chính nó nói cho tôi biết.
-Mình không đủ bằng cớ, thưa kiện ra không được phần. Thôi để chờ xem nó báo oán rửa hận ra sao!
Từ ngày Anh Đào chết, bộ ba còn lại rất lạnh nhạt trong tình bạn, vì càng ngày càng thấy Yến Nhi khắng khít với Thanh Tùng, nên Diệu Tần và Thúy Hằng thường bàn tán vụ Anh Đào chết thê thảm trên vũng máu do miểng kiếng đâm thấu tim sau cuộc cầu cơ mà cả ba ra về do Yến Nhi kéo đi, bỏ mặc cho Anh Đào lo dọn dẹp, may là ban chấp pháp công an không thấu đáo được cuộc lễ cầu cơ, nên cả ba thoát nạn phỏng vấn của công an với biên bản hiện trường là Anh Đào tự tử bằng miểng kiếng.
Sau lễ tuần bá nhựt, giờ thực tập buổi chiều xong, cả ba chuẩn bị ra về, cùng nhau vào phòng vệ sinh rửa mặt mày tay chơn sạch sẽ, đột nhiên cả hai giựt mình nghe tiếng la của Yến Nhi thất thanh khi thấy gương mặt của Anh Đào xuất hiện nhăn nhó đau thương và ngất xỉu, Diệu Tần cùng Thúy Hằng vội lo cứu cấp Yến Nhi và khiêng đến phòng cứu cấp nhờ bác sĩ trực điều trị. Cả hai lo lắng cho tình trạng Yến Nhi lắm vội gọi điện thoại cho Thanh Tùng hay chạy đến chăm sóc Yến Nhi để cả hai rút lui ra về.
Khi Yến Nhi xuất viện cho Diệu Tần và Thúy Hằng biết là thấy rõ khuôn mặt nhăn nhó của Anh Đào hiện trong gương soi mặt ở phòng vệ sinh nên hoảng sợ quá hét lên ngất xỉu.
-Cậu có cho Thanh Tùng biết chuyện nầy chưa?
-Tớ đâu dám nói, chỉ cho biết là bị đột xuất tim quỵ mà thôi!
-Anh Đào linh thiêng như vậy, nguy cho bọn mình rồi đó. Cũng tại cậu bàn tính việc lập đàn cầu cơ mới ra nông nỗi.
- Tớ cũng ân hận lắm, và xin hứa không dám bày lễ cầu cơ nữa.
-Cũng tốt thôi.
Thanh Tùng cùng Yến Nhi đang ngồi tâm tình trên một bàn cà phê nơi quán Chiều Tím, thân mật tay nắm tay, Thanh Tùng đang cúi đầu xuống hôn bàn tay trắng trẻo nõn nà của Yến Nhi, bỗng nhiên Thanh Tùng thấy bàn tay của Anh Đào, lạ lùng ngẩng đầu lên thấy Anh Đào ngồi kề cận thay chỗ của Yến Nhi với vẻ mặt buồn thảm lắm, khiến Thanh Tùng nhớ lại mối tình xưa đã từng âu yếm Anh Đào nên thốt lên:
-Anh Đào em!
-Em không phải là Anh Đào mà anh!
-Anh có loạn trí không khi thấy Anh Đào vừa rồi?
-Chắc anh còn tưởng nhớ Anh Đào nên ảo giác ra Anh Đào thế à?
-Chắc là ảo giác ám ảnh anh đấy thôi.
-Như vậy anh đã giả dối với em trong tình yêu chân thật của em.
-Không phải vậy đâu em!
Yến Nhi uần oằn bỏ ra về, Thanh Tùng phải chạy theo năn nỉ ỉ ôi đưa lên xe đưa về nhà. Trong lúc lái xe Thanh Tùng lại thấy Anh Đào kề cận chớ không phải Yến Nhi và lái xe về nhà Anh Đào, mở cửa xe dìu Yến Nhi xuống lề đường trước cửa nhà.
-Chúc em ngủ ngon!
-Chào anh!
Thanh Tùng nhấn ga chạy thẳng sau khi hôn nhẹ trên má và lên xe, trong lúc Yến Nhi tưởng nhà của mình, mở cổng vào trước cửa nhà nhận chuông. Chờ một hồi, mới thấy đèn trước nhà bật sáng, ông Thông mở cửa ra hỏi:
-Đêm hôm, ai kêu cửa vậy?
Yến Nhi biết mình đã sai trật rồi, nên làm thinh thụp xuống trốn sau bụi kiểng không cho ông Thông thấy.
-Ai phá phách nhận chuông vậy cà?
Ông cằn nhằn dòm ra sân lần nữa và đóng cửa lại tắt đèn tối om như cũ, Yến Nhi thở phào nhẹ nhõm trở ra cổng mở ra và lần bước theo lề đường tối om om đi về nhà vất vả lắm, trong màn sương lạnh đầu óc suy nghĩ về hành vi của Thanh Tùng với bao nhiêu nghi vấn lạ lùng, nhứt là lại đưa về nhà Anh Đào quá khó hiểu. Không lẽ Thanh Tùng khùng điên hay sao hay bị quỷ ám mới ra nông nỗi. Phải hỏi lại cho ra lẽ mới được.
Hôm sau, vào học tới giờ thực tập, Thanh Tùng đã hứa hôm qua là sẽ đến hướng dẫn, nhưng vẫn không thấy đến, Yến Nhi cố gắng thực tập một mình đồng hành cùng các bạn, lạ lùng là khi thực tập cùng các bạn cách thức đặt máy tâm diện đồ cho bịnh nhân, Yến Nhi thấy bịnh nhân là Anh Đào đang nằm trên giường bịnh, thò lõ mắt nhìn kỹ thấy nơi ngực máu đỏ còn ròng ròng chảy ra, hốt hoảng Yến Nhi la toáng lên và xỉu ngay tại chỗ, các bạn Diệu Tần và Thúy Hằng ở bên cạnh vội chạy tới đỡ lên, khiêng về phòng cứu cấp điều trị, thông báo Thanh Tùng chạy tới lo chăm sóc . Đến khi tĩnh lại, thấy Thanh Tùng, Yến Nhi rướm lệ trong lúc Thanh Tùng nắm tay âu yếm lo lắng:
-Em thấy khỏe chưa?
-Cám ơn anh còn thương nghĩ đến, tại sao hồi hôm qua lại đưa em về nhà Anh Đào?
-Anh đã đưa em về tới nhà mới chạy xe đi.
-Anh có biết nỗi khổ tâm của em khi bác Thông ra mở cửa bật đèn lên em mới biết anh đã nhầm lẫn, núp vào bụi kiểng, chờ đóng cửa lại sau khi mắng nhiếc bâng quơ kẻ nhận chuông, em vất vả về nhà trong bầu sương lạnh của trời khuya.
-Anh cũng không hiểu tại sao lại điên khùng như thế đó. Khi dự định hôn bàn tay em, thời anh bị ám ảnh là bàn tay Anh Đào, nên mới vụng về bị em tức giận bỏ ra về, khiến anh phải chạy theo lo đưa em về nhà. Nhưng lại kỳ quái sao anh thấy Anh Đào đang ngồi băng trước với anh, khiến anh phải lái xe về nhà Anh Đào, thả em xuống rồi là anh chạy về nhà anh. Như thế hai trường hợp vừa qua, chứng tỏ ảo giác của anh kỳ quặc lắm. Còn hôm nay sao em lại ngất xỉu nữa?
-Em không thấy anh đến hướng dẫn thực tập như đã hứa hôm qua, em phải thực tập cùng các bạn .
-Anh bận việc tiếp giúp bạn bè kéo dài thời gian nên không đến hướng dẫn em được, hơn nữa đặt máy tâm diện đồ anh đã nói rõ với em hôm qua rồi, nên đinh ninh em thực tập dễ dàng.
-Anh có biết đâu, lần thứ nhì em bị ảo giác thấy bịnh nhơn là Anh Đào nữa mới kỳ lạ, khiến hoảng sợ ngất xỉu.
-Như thế tim em yếu lắm, mỗi lần hoảng sợ là ngất xỉu nguy hại lắm, cố gắng bình tĩnh lại tránh đi những đột xuất trụy tim, thấy ảo giác cứ cho là ảo giác thì lo gì bị hoảng sợ.
-Cám ơn anh đã giải thích tường tận, nhưng cũng bị ảo giác chứng minh anh còn nhớ tưởng Anh Đào hơn em.
-Em nên tha thứ cho anh về mối tình đầu đối với Anh Đào không thể một sớm một chiều phai nhòa được, anh đau khổ với cái chết của Anh Đào, mà nhờ em vá víu lại được phần nào tình cảm anh đang xoay chiều về phía em.
-Em nghĩ là anh sẽ chung thủy với em đã thay thế Anh Đào trong tư tưởng anh, nếu sau nầy anh lé phé đến ai khác là anh sẽ gây đỗ vỡ cuộc tình thâm sâu nầy.
-Anh không dại gì bỏ mồi bắt bóng, em tin anh đi!
Chỉ mấy ngày sau, xuất viện cha mẹ Yến Nhi rước Yến Nhi về nhà an dưỡng cho mạnh khỏe sẽ tiếp tục học trở lại như kỳ trước. Nhưng kỳ nầy, nơi phòng ngủ của Yến Nhi có cửa sổ thông ra một cái miễu Thổ Thần của chủ đất. Mỗi buổi chạng vạng, bà chủ đất đến đốt nhang và đèn trứng vịt nhỏ trong miễu lờ mờ với bức hồng điều trên vách có chữ viết đại hán tự “THỔ THẦN” hai bên có hai câu liễn, phía dưới chỉ vỏn vẹn cái lư hương, cái dĩa chứa hai cái chun gạo muối phía trước, đĩa trái cây bên mặt, độc bình hoa bên trái tươm tất. Hằng ngày bà chủ đất thần kỉnh mộ khan sớm tối cầu nguyện an bình cho cuộc đất mà bà cho mướn cất nhà ở cả xóm nho nhỏ có mấy chục cái nhà, rầm nguơn có nhiều người tiếp tay cúng oải thịnh soạn. Yến Nhi rất vui thích khi có đông người đến cúng lạy vào dịp rầm nguơn, ngay cả Má nàng cũng mang lễ vật ra cúng kiếng nữa. Nhiều người tin tưởng Thổ thần linh thiêng hộ độ trong xóm nhỏ nầy ít bị xáo trộn do cao bồi du đãng và làm ăn phấn chấn.
Yến Nhi thường hay mở cửa sổ ra khi đi học về nhìn cây cối quanh miễu yên tịnh mát mẻ tâm trí lắm, tuy cách một hàng rào lưới sắt sang phần đất của bà chủ có trồng mấy cây táo, nhãn, sa bô chê và bưởi, cùng mấy liếp bông hoa, thông thường dâng cúng ở miễu Thổ thần.
Tối lại Yến Nhi đến đóng cửa sổ lại trước khi đi ngủ, bỗng nhiên Yến Nhi thấy Anh Đào lướt nhẹ ngang qua cửa sổ mặc đồ trắng với cái ngực đầy máu, Yến Nhi sợ quá đóng vội cửa lại, nhưng cửa cứ khựng lại kéo không vô, bên ngoài Anh Đào vẫn phất phới lướt qua lướt lại khiến Yến Nhi cố gắng trầm tĩnh theo lời căn dặn của Thanh Tùng, mở to mắt nhìn kỹ bóng trắng đương nhiên bóng dáng Anh Đào từ từ loãng ra mất dạng. Nàng thở phào nhẹ nhõm, đóng cửa sổ lại và tự trách mình sao để ảo giác trấn ngự mãi.
Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi tối khi ra đóng cửa sổ, Yến Nhi đều thấy bóng dáng Anh Đào từ miễu lướt nhẹ sang tới gần cửa sổ, lượn lờ tới lui cho tới lúc Yến Nhi trấn tĩnh mới mất dạng. Khổ sở càng lắm, Yến Nhi hối hận càng nhiều về tội lỗi mình đã ám hại Anh Đào, mất ăn mất ngủ, sức khỏe hao mòn, chỉ một tháng sau Yến Nhi mất hết năng lực để đến trường học tập, khiến Diệu Tần và Thúy Hằng phải đến tận nhà thăm viếng vào một buổi chiều sau khi mãn giờ học, cha mẹ Yến Nhi hướng dẫn đến tận phòng ngủ của Yến Nhi, thấy nằm thiêm thiếp trên giường, Diệu Tần đến bên cạnh nắm tay lắc nhẹ mấy cái Yến Nhi mới mở mắt ra, nở nụ cười héo hắt:
-Cậu đau ốm bỏ học, khiến chúng tớ lo ngại quá đi.
-Tớ ... đang... bị quỷ ám...- Yến Nhi thiều thào.
-Ma quỷ nào ám cậu?
-Quỷ... Anh Đào...
-Sao lại là Anh Đào?
-Tớ ... hối hận... đã ám hại nó...
-Trời! ...Sao lại có chuyện đó?
-Các cậu... lại mở... cửa sổ ...ắt biết...
Trong lúc Diệu Tần đi lại mở cửa sổ, Thúy Hằng đã lột vỏ trái cam xong, nậy ra một múi kê vào miệng Yến Nhi nặn cho nước cam chảy để Yến Nhi nuốt uống cho thông cổ. Bấy giờ bên ngoài trời đã chạng vạng, bà chủ đất đã đốt nhang đèn xong nơi miễu, nhấp nhá ánh đèn lờ mờ, Diệu Tần thấy bóng trắng phất phơ từ ngôi miễu lướt nhẹ về phía cửa sổ đến tận hàng rào, đảo tới đảo lui, Diệu Tần vội ngoắt Thúy Hằng đến cùng xem thấy rõ Anh Đào như còn sống lả lướt tới lui không chạm mặt đất, vết máu nơi ngực còn in rõ trên tà áo lụa trắng. Cả hai thò lõ mắt nhìn kỹ lại thấy hình dáng từ từ loãng ra và tan biến mất .
-Đúng rồi, Yến Nhi đã bị Anh Đào ám toán, nên mới ra nông nỗi nầy, chúng mình phải lo cứu giúp bạn mới được.
-Bịnh tà nầy chỉ trị bằng pháp thuật của mấy tổ sư Lỗ Ban thôi, chúng mình làm sao biết được mà đi mời thỉnh.
-Cậu thử bàn với cha mẹ Yến Nhi xem!
-Chúng mình là con trẻ đâu dám lạm bàn với người lớn.
-A! Tớ nhớ ra rồi... Chị Tài Thảo ở trong xóm tớ đã nhiều lần giúp người ta trị bịnh tà, do chị ta có năng lực ngoại cảm cao tay ấn do sư phụ núi Tà Lơn truyền đạt gì đó. Mai nầy, Tớ sẽ dẫn chị ta đến đây quan sát hiện tình coi có thể giúp Yến Nhi được không rồi sẽ liệu định.
Càng tốt, mai nầy thứ Bảy, vậy chiều mai sau giờ thực tập, chúng mình đưa chị Tài Thảo đến xem thử ra sao?
-Yến Nhi! Cậu yên trí đi, bịnh tà của cậu sẽ có chị Tài Thảo giúp chữa trị.
-Cám ơn ... quí bạn...
-Ráng tịnh dưỡng và đừng mở cửa sổ nữa nhé! Chúng tớ về!
Chiều hôm sau, Diệu Tần cùng Thúy Hằng đưa Tài Thảo đến nhà, Má Yến Nhi tiếp đãi nồng hậu và hướng dẫn đến phòng ngủ của Yến Nhi.
-Nầy Yến Nhi, có chị Tài Thảo đến trị bịnh cho con đó!
-Má nói... chị Tài Thảo...nào?
-Chị ta chuyên trị bịnh tà, tức là bịnh quỷ ám, có thể giúp con hết bịnh.
-Thưa chị! ...Yến Nhi bị... quỷ ám mấy tháng nay....
-Chị có biết rõ con tà đó là ai chưa?
-Nó là... Anh Đào... bạn học của tớ...
-Nó thường xuất hiện vào lúc nào?
-Mỗi khi tớ... mở cửa sổ...
-Được rồi tôi sẽ mở cửa sổ để xem nó xuất hiện ra sao?
Tài Thảo đi lại cửa sổ mở ra, bên ngoài đã tối đen, ánh đèn điện trong phòng chiếu ra một vệt dài xuyên qua cửa sổ phóng ra màn đêm, đột nhiên một bóng trắng thướt tha qua lại nơi cửa sổ qua ánh sáng của phòng ngủ chiếu ra.
-A di Đà Phật! Xin linh cho biết tên họ.
-Tôi tên Trịnh thị Anh Đào (Tài Thảo phiên âm lại)
-Có quan hệ ức ẩn gì mà ám Đỗ thị Yến Nhi?
-Nó đã ám hại tôi bằng mê hồn hương (Tài Thảo phiên âm)
-Bây giờ Yến Nhi xin tạ tội và ăn năn sám hối có được không?
-Nó xin lỗi đã muộn quá rồi, nó có thể theo tôi về tiên cảnh mới hả dạ tôi (Tài Thảo phiên âm)
-Thôi đi! Đương sự đã biết lỗi và ăn năn sám hối là có thể châm chế cho nó sống để khuyên răn trần thế.
-Tôi đã rõ thâm ý của nó chiếm đoạt tình nhân của tôi nữa, bằng cớ là Thanh Tùng người tôi yêu dấu bị nó dụ dỗ theo nó, nên tôi quyết rửa hận. (Tài Thảo phiên âm).
-Đã chết rồi mà còn luyến tiếc hồng trần làm sao siêu thoát sớm tiêu diêu miền lạc cảnh, hầu chờ đợi kiếp lai sinh.
-Tôi uất hận nó lắm, bây giờ theo lời pháp sư khuyên giải, nó phải xin lỗi tôi và nguyện suốt đời phục vụ thật tốt đối với Thanh Tùng tôi mới hả dạ (Tài Thảo phiên âm)
-Anh Đào ơi!... Yến Nhi hối hận lắm với hành động nông nỗi xin Anh Đào niệm tình tha thứ và nguyện suốt đời làm nô lệ cho Thanh Tùng theo đúng ý muốn của Anh Đào và xin nhường quyền chánh thê cho Anh Đào, còn Yến Nhi lãnh phần thứ thiếp mà thôi, đồng thời thờ phượng Anh Đào suốt đời.
-Yến Nhi thực thi lời hứa có chứng thực của pháp sư, từ nay Anh Đào không còn bịn rịn gì trần thế nữa, xin có lời nhắn gởi đến Thanh Tùng và cha mẹ của Anh Đào là Anh Đào sẽ siêu thoát về Tiên cảnh.(Tài Thảo phiên âm)
-Bác thành thật cám ơn cháu đã niệm tình tha thứ cho ngông cuồng của con Yến Nhi. Ân đức nầy cao quý vô ngần.
-Thưa bác!... Thưa pháp sư cùng quí bạn, Anh Đào xin bái biệt.(Tài Thảo phiên âm)
Mọi người thấy bóng dáng của Anh Đào dần dần tan loãng ra và mất hẳn.
Ghé thăm love9x.wen.ru để đọc thêm nhiều truyện hơn nữa!