Mưa đã tạnh từ lâu, con trăng mười sáu tròn và thật sáng, ánh trăng trải đều trên trên mặt nước. Sau cơn mưa bão, trừi thực trong, không khí mát mẻ lạ kỳ. Tam ngồi bên Hà trêmnũi ghe nhìn những chiếc phao giữ lưới cá nổi lừ đờ, nhấp nhô. Chàng biết chắc mẻ lưới này thế nào cũng đầy ấp. Từ mấy tuần nay, chàng và Hà thường đánh cá ban đêm như thế này ở đây chỉ cần thả một mẻ lưới rồi đi ngủ tới sáng mai, kéo lên là có đủ cá ăn cả tuần không hết. Tam đã phải bán cho mấy người lối xóm, lúc đầu chỉ đê lại rẻ, sau Tam thấy đó là mối lợi lớn, chàng bắt đầu kiếm tiền thực sự bằng cách bỏ mối cho mấy bà bán cá ở chợ Nhỏ. Cá của chàng tươi và lớn nên mọi người tranh nhau mua rất được giá. Chàng bắt đầu ham đánh cá kiếm tiền. Hà cũng rất thích đi đánh cá chung với Tam, không phải để bắt cá, nhưng mục đích chính là cùng Tam luyện tập những bùa phép trong những cuốn sách chụp trộm được của thầy Tư. Nàng học rất nhanh và hầu như thuộc lòng gần hết những gì có trong sách. Tam chậm hiểu và hay quên. Hơn nữa, bây giờ chàng ham đánh cá nên cũng chỉ học hỏi qua loa để làm Hà vui mà thôi. Tuy nhiên, những năm tháng theo Chú Tư học đạo, Tam cũng có một chút kiến thức kha khá đủ để Hà tìm hiểu những khúc mắc với chàng khi gặp những điều khó khăn trong sách.
Cứ mỗi lần thả lưới xong, cả hai đứa cùng ngồi coi cá đớp bóng một lúc rồi vô khoang ghe đi ngủ, hoặc tìm hiển những chữ bùa trong sách. Hôm nay Hà không muốn học vì hơi mệt, nàng ngồi bên Tam xem cá đớp bóng tới thật khuya, Tam có vẻ cao hứng lấm, những tăm cá làm chàng mê mẩn không để ý tới Hà ngồi bên. Nàng cũng ngồi lặng thinh nhìn Tam đăm đăm. Tự nhiên Hà nghĩ tới San, đã mấy hôm nay, những lúc rảnhrỗi ngồi nghĩ ngợi bâng quơ, hình ảnh San cứ lởn vởn trong đầu óc nàng: Hình như trong con người San có một cái gì lạ kỳ; hễ gần chàng làm cho Hà cảm thấy náo nức và khi xa chàng nàng thấy nhớ nhung?
Đám cưới của Hà với Tam đã được loan báo kháp nơi, ai ai cũng biết và chính cả gia đình Tam cũng đã dọn qua nhà nàng ở, lúc đầu như người mướn nhà, nhưng sau này tự nhiên Tam trở thành chủ gia đình lúc nào cũng không ai hay. Thậm chí có nhiều ngườị còn gọi Hà bằng tên Tam nữa. Vậy mà tự nhiên không hiểu sao dạo này Hà lại thấy hình bóng San lởn vởn trong cuộc sống nàng hơi nhiều. Không biết có phải vì sự thay đổi cuộc sống chân chính của nàng đã được San nhìn Hà với con mắt khác hay không. Nàng đã để ý thật kỹ và thấy quả thực San quan tâm và gần gủi với nàng hơn bao giờ hết. Không hiểu sự quan tâm này của San có phải bắt nguồn từ cái nê nang Hà khi biết nàng sáp làm vợ Tam, hayvì thầy Tưđã công bố chính thức sẽ điển đạo cho Hà cùng một lượt với Dung và Oanh. Hoặc là chàng đã yêu nàng?
Nhưng dù với bất cứlý do gì, Hà cũng thấy tự ái mình được vuốt ve cùng tột. Chẳng ai còn lạ gì trong môn phái, San đương nhiên là truyền nhân của cả thầy Tư và thầy Mười. Hiện nay Sư Tổ không chỉ định chưởng môn, ngôi vị đó hiện giờ còn để trống. Những người có uy tín nhất để nắm chức chưởng môn bây giờ là thầy Tưvà thầy Mười, còn thầy Mười lớn đã tu hành thực sự, ông cạo đầu và không màng gì tới danh lợi của trần thế nữa. Như thế có khác gì chức chưởng môn đã ở trong tay San rồi, có chăng chỉ còn là ngày giờ sớm muộn mà thôi. Tự nhiên Hà thấy ghen với Hoa. Con nhỏ quê mùa mà tốt phúc. Mai này khi San chính thức được chỉ định làm chưởng môn, chắc chắn nàng gặp Hoa là phải cúi đầu khoanh tay hẳn hoi chứ không thế nào coi thường Hoa được. Luật lệ của môn phái rất khắt khe về sự tôn kính này.
Có một điều làm Hà còn hy vọng, mặc dù thầy Mười, hứa gả Hoa cho San và cô nàng cũng yêu San đấm đuối, nhưng thầy Mười đã không cho hai người thành hôn ngay mà bắt buộc Hoa phải luyện được phép Rắn Ma rồi mới tính. Hà chẳng lạ gì tâmtính thầy Mười. Không có chuyện gì ông không dám làm. Cái vụ bắt Hoa phải học được phép Rắn Ma có khác gl chính ông muốn có loại bửu bối đó, chứ chưa chắc gì ông đã thực tâm gả Hoa cho San.
Tự nhiên Hà cũng muốn đám cưới của nàng đình lại. Nàng nghĩ chú rể trong ngày cưứi của nàng phải là San chứ không phải Tam mới có lý. Điều này không phải ngày hôm nay Hà mới nghĩ tới, thực ra nàng đã toan tính ngay từ khi thấy San có vẻ thích nàng rồi. Nhất là lời hứa với Tam trục bầu thai cho chàng luyện Thiên Linh Cái lại càng làm Hà muốn bỏ Tam. Cũng vì vậy mà Hà đã lén lút ngừa thai thật kỹ càng. Nàng nhất định không thế nào để Tam giết con nàng luyện Thiên Linh Cái được. Hồi còn đi bán bia ôm, ngủ hết với người này tới người khác kiếm tiền, khi có thai phá đi là chuyện không có gì đáng nói, vì chính nàng cũng không biết những đứa bé trong bụng đó là con ai và những kẻ bỏ tiền ra vùi dập thân thể nàng trong một vài đêm đó cũng chẳng có ai nhận những cái bào thai ấy cả. Nhưng bây giờ không còn nhưvậy được nữa. Nàng đã bỏ hẳn việc làm nhơ nhuốc kia rồi, tất cá chỉ còn là dĩ vãng.
Cuộc sống của Hà ngày hôm nay đã thay đổi hẳn. Sòng bầu cua của nàng trong chợ Nhỏ đã thừa sức nuôi sống Hà và nàng cũngkhông cònphải nhừvả Tamnhiều trong công việc điều khiển sòng bài này nữa. Có lẽ chính Tam cũng không thích thú gì với cái nghề đổ bác này lắm, chàng ham câu cá đến độ quên hết mọi việc khác. Thậm chí nhiều khi chàng không còn để ý tới Hà nữa, nếu không phải là cố ý làm cho Hà mang thai thực mau có lẽ Tam đã cho nàng ra rìa rồi không biết chừng.
Với Tam, bây giừ chỉ còn nghe cá và quyết tâm luyện bằng được một con Thiên Linh Cái. Tất cả những thứ khác đều không làm chàng có hứng thú, hoặc quá tầm tay của Tam. Chàng đã bắt đầu lười biếng học những câu chú trong sách, mặc Hà muốn làm gì thì làm. Tam thường nói: "Chính thầy Mười nổi danh cũng là nhờluyện đưực mấy con Thiên Linh Cái, chứ những món ngải nghệ khác ai mà không biết". Và cứ nhưvậy Tam theo đuổi mục đích của chàng mà không màng gì tới bất cứ thứ gì khác nưa. Tình trạng này lại càng làm cho Hà suy nghĩ nhiều; nàng không thể công khai bỏ Tam nga, bây giờ được, vì dù sao cũng nhừ chàng mà mọi người nê nang nàng, hơn thế nữa, nàng cũng còn phải nhờ Tam để học hỏi những điều khó khăn trong sách. Nhưng điều quan trọng nhất có lẽ là nhờ vào đám cưới sáp tới với Tam mà thầy Tư bằng lòng điểm đạo cho Hà. Đó là mục đích bắt buộc nàng phải đạt được.
Tuy nhiên, việc rời lại ngày cưới cũng không có gì trở ngại cho mục đích nàng đang tiến tới. Chắc chắn Hà phải tìm một cái cớ, biết đâu đó, nếu San thương Hà thực sự việc rời ngày cưtli lại không làm chàng vừa lòng. Nàng thấy vui vui nghĩ tới quả thực điều đó xẩy ra.
Hà ngáp dài bảo Tam:
- Thôi, em đi ngủ.
Tam gật đầu không nói gì, chàng vẫn chăm chú theo dõi những chiếc phao nhấp nhô trên mặt nước. Ngoài chiếc lưới giăng ngang lòng rạch, Tam còn thả mấy giây câu để bắt cá lớn. Chàng chẳng để ý gì tới Hà đang lết vô khoang thuyền đi ngủ.
Hà đã để bụng những cử chỉ này của Tam từ lâu, bởi vậy, những hình ảnh săn đón của San lại càng làm nàng thấy sốn sang. Hà nằm co người lại, với chiếc mền phủ lên ưùnh, nàng nhắm mắt nghĩ tới San. Hai bàâ tay nàng úp vào nhau, luồn vô giữa đùi, cặp chặt lại, tưởng tượng như tay chàng. Hà không ngờ chỉ có nhưvậy mà cũnglàm người nàng nóng lên. Nàng lịm đi trong giấc mơ đầy hoa mộng...
Hà bừng tỉnh, nàng dụi mắt nhìn Tam đang cười hì hì bên cạnh. Ghe đã về tới nhà.
- Em ngủ gì mà mê inan, mằm mơ rên ư ử. .
Hà chột dạ, hỏi: '
- Anh có nghe thấy em nói gì không?
- Em rên ư ử, có ai nghe thấy gì đâu.
Hà yên bụng, mỉm cười:
- Em ngủ mệt quá, không còn biết trời đất là gì nữa.
Tam hí hửng, chỉ chiếc sọt đựng cá.
- Em coi này, chưa có hôm nào đánh được nhiều cá như hôm nay. Anh còn câu được mấy anh cá Mú khổng lồ này.nữa. Để biếu chú Tư một cặp nấu cháo cho cả làng ăn chơi.
Hà bước ra ngoài nhìn sọt cá, nàng cũng thấy vui vui, nhất là cặp cá Mú lớn tổ chảng kia, đem biếu thầy Tư lấy điểm, làm gì ông không thích cho được. Cái kế mua chuộc thầy Tưbằng đủ mọi thứ này coi bộ dễ có kết quả thực. Chỉ còn vài ngày nữa, thầy Tư sẽ điểm đạo cho nàng rồi. Lúc bấy giờ Hà thả cửa hỏi những gì nàng thắc mắc từ lâu Tam không giải đáp nổi. Nàng lấy mớ lạt, rút ra một cọng xỏ vô mang hai con cá lớn nhất, bảo Tam:
- Để em mang cặp cá này cho thầy Tư đã, anh đem bỏ mối cho mấy bà bán cá đi kẻo cá ươn hết. Chúng mình sẽ gặp lại nhau ở sòng bài nhé.
Vừa nói Hà vừa nhẩy lên bờ đi ngay, nàng hơi lật đật vì muốn gặp mặt San. Hà biết chắc giờ này chàng đang lởn vởn ở võ đường.
Xách cặp cá vô nhà thầy Tư, Hà nhìn dáo dác không thấy ai. Nàng lấy làm lạ, giừ này trong võ đường có học trò mới phải. Mấy đệ tử tập buổi sáng đáng nhẽ phải ở đây, chưa tới giờ về mà. Cả San cũng không thấy đâu. Hà lui khui đi thẳng vô trong bếp. Con chó vàng thấy nàng ngoe nguẩy đuôi ra mừng. Nó lấy mũi ngửi ngửi cặp cá, lẽo đẽo theo Hà vô bếp.
Hà cúi xuống vỗ nhè nhẹ vô đầu nó.
- Cả nhà đi đâu hết chơn rồi hả mày?
Con chó nghếch mõm, lim dim mắt nhìn Hà, nó vẫn thích mọi người vỗ đầu như vậy. Hà máng cặp cá lên cây đinh trên vách, ngồi xuống ôm lấy đầu con chó, nựng nịu:
- Mày nói tao nghe, mọi ngưừi đi đâu hết rồi?
Con chó dụi đầu vô mình Hà kêu ư ử. Bỗng nó nhẩy dựt lên, vuột khỏi tay Hà, nhẩy xổ ra cửa; vừa chạy vừa sủa ầm ỹ. Hà ngạc nghiên chạy theo nó ngay. Nàng cũng nghe thấy tiếng nhiều người cười nói thật ồn ào. Ra tới cửa, Hà nhìn thấy ngay đoàn người lố nhố đầu đưừng. Mấy đứa nhỏ đi đầu reo hò. Một chiếc xe cyclo đi thật chậm, thầy Tư đi ngay bên cạnh, trên xe Hà nhìn thấy hình như con Oanh và con Dung ngồi hai bên một đứa con gái khác đang vùng vẫy Nàng đoán ra liền; chắc chắn con nhỏ đó điên nên người nhà mang tới đây nhừ thầy Tư chữa dùm. Có lẽ con nhỏ này dữ dằn lắm mới phải để nhỏ Dung và Oanh kèm hai bên nhưvậy. Thường thì mấy con điên nhìn thấy thầy Tư là sợ rồi, chứ đâu có dám hỗn như thế này. Phía sau xe cyclo các đệ tử thầy Tưvừa đi vừa cười nói có vẻ thích thú lắm; hèn gì trong võ đường không còn ai. Mọi người đã túa ra đường đón con bệnh điên này về. Hà cố nhìn trong đám đôngxem có San hay không, nhưng nàng không thấy chàng đâu Có lẽ nào những cảnh chữa bệnh điên náo nhiệt như thế này lại không có chàng được. Tự nhiên Hà thấy buồn buồn vu vơ. Chiếc xe cydo chở con bệnh điên đã vô trong sân, con nít chạy tứ tung, la lối om xòm. Thầy Tư thấy Hà, cười ha hả, nói:
- Con bà nó, tôi chưa thấy con điên nào dữ như con Hà Bá này. Nó dám táp tôi một miếng chứ.
Hà cũng cười, nàng tới gần thầy Tư dả lả:
- Không lý có ông bà nào nhập nó phải không thầy?
Thầy Tư lắc đầu.
- Chẳng có ông, có bà nào hết đó; nếu có họa may mấy con tà chó mới cắn ẩu vậy chứ, ông bà nào nhập mà hỗn vậy đâu
Hà bật cười, nàng nhìn Dungvà Oanh đang ghì con nhỏ điên kéo xuống xe.
- Nếu vậy lần này thầy để con trị nó cho.
Thầy Tư cười hềnh hệch.
Mày mà đụng vô nó, nó cắn bỏ ăn chứ trị cái gì:
- Thầy cho con thử đưực không?
- Được mày không sợ thì thử cho biết.
Hà chỉ nói chơi, ai ngừ thầy Tư lại cho nàng thử thật. Ai còn lạ gì chỉ có những đệ tử được điểm đạo rồi mới có ân điển để trị bệnh trừ tà. Có lẽ thầy Tư ng he Hà nói chơi,
ông cũng nói vậy thôi. Nhưng Hà làm thực. Khi Dung và
Oanh kéo con nhỏ điên đi qua Hà,~nàng nói:
- Dung với Oanh buông nó ra đi, để tao trị con điên này cho tụi mày coi.
Có lẽ cả Oanh lẫn Dung cùng muốn chơi Hà, nghe nàng nói liền buông con nhỏ điên ra ngay. Dung cười hí hí, giễu:
- Thưa thầy, xin mừi thầy trị bệnh ạ.
Tất cả mọi người nghe Dung giễu cười ồ. Vì ai cũng biết; Hà chưa được điểm đạo, làm sao nàng có thể trị bệnh điên được. Hơn nữa, con điên này thật dữ dằn; tới thầy Tư còn bị nó cẩn một phát há gì Hà. Lúc ấy Hà cũng thấy sờ sợ Nhưng nàng chợt nhớ những gì~học được trong sách về phép trị bệnh điên. Nhất là hiện trong nùnh Hà còn có mảnh cây bị sét đánh; thứ này trị tà đệ nhất thiên hạ không có gì sánh bằng. Nàng đánh liều đưa tay bất ấn, chỉ con điên quát:
- Con tà chó, gặp tao sao không qùi xuống?
Con nhỏ điên vừa được Dung và Oanh buông ra, xô lại phía Hà, nhìn nàng cười hí hí; đến khi nghe Hà quát lớn, nó nhẩy xổ lại táp nàng liền. Mọi người được dịp cưừi nghiêng ngả; ai cũng ngờ thế nào Hà cũng bị nó cắn một phát như cắn thầy Tư ở đầu ngõ. Ai ngờ lúc đó Hà quýnh quá, sáng nó một bạt tai nẩy lửa. Miệng la lớn:
- Ngũ Lôi Thần Chưởng chết mày.Con điên bị Hà đánh một bạt tai té bò càng. Trong lúc đó Hà cũng không ngừ mình buộc miệng la lên những gì học lóm trong sách; và ngay chỗ để miếng cây bị sét đánh! da thịt nàng nóng ran. Một luồng hơi nóng chạy dài ra cánh tay làm Hà muốn run lên. Mắt nàng chói lòa vì có cái gì bùng lên ngay trong con ngươi nàng. Hà lui lại mấy bước, dựa lưng vô thành cửa cho khỏi té, nàng vịm tay vô vai thầy Tư đang đứng kế bên.
Mọi người thấy Hà đánh con bệnh nặng tay như vậy bỗng im bặt, không ai nói một câu nào nữa. Không khí trở nên nghẹt thở. Lúc ấy con điên lồm cồm bò dậy, máu mũi, máu miệng rỉ ra trông thật dễ sợ. Nó ngơ ngác nhìn quanh rồi oà lên khóc. Bỗng nó nhìn thấy bà cụ đứng góc phòng, nhổm dậy yếu ớt gọi:
- Má, má.
Bà cụ run lẩy bẩy chạy lại đỡ con điên dậy, miệng mếu
- Con, con tôi. Con hết bệnh rồi à. Trừi ơi...tạ ơn trời phật. Con nhận ra mẹ thật rồi phải không?
- Má ưi má, con làm sao vậy hở má.
- À … à… con bị đau, con bị tà nhập. May mà hết rồi.
Cô gái vịm tay vô bà inẹ đứng dậy một cách yếu ớt. Hà lật đật chạy lại đỡ cô ta. Nàng mừng rỡ, hỏi:
- Em bị chị đánh có đau không?
Cô gái ngơ ngác nhìn Hà, giáng điệu thực mệt mỏi.
- Bộ chị đánh em thực à?
Bà cụ nắm tay Hà, bảo cô gái:
- Con cám ơn bà thầy đi con, bà thầy đã cứu con khỏi bệnh đó.
Hà thấy bà cụ gọi mlnh là bà thầy, lật đật nói:
- Cụ ơi cụ không phải con đâu, thầy Tư mới là thầy con đó. Cụ cám ơn thầy Tư đi.
Bà cụ quay lại nhìn thầy Tư, cúi đầu lật đật nói:
- Dạ, dạ... tôi cám ơn thầy Tư. Thầy cho bà thầy đây chữa bệnh cho con gái tôi.
Có nhiều tiếng cười khúc khích trong đám đệ tử. Ai không biết Hà là đệ tử chưa được điểm đạo nhập môn, nói gì tới thầy bà. Hà bất đầu thấy lúng túng không biết phải làm sao. Nàng nhìn thầy Tư cầu cứu.
- Thầy ơi thầy, bây giờ phải làm sao đây.
Thầy Tư có vẻ cao hứng lấm, ông cười ha hả.
- Còn làm sao, mày chữa hết bệnh cho nó rồi còn gì nữa. Thật tao cũng không biết phải nói cái gì bây giờ. Ông Tổ hiển linht độ mày chữa bệnh thật tài tình. Mai mốt điểm đạo cho mày rồi, chác chấn mày có tay làm thầy khá chứ không phải chơi đâu.
Hà mừng rỡ, và cũng hồi hộp sợ thầy Tư phát giác ra nàng học trộm kinh sách.
Nàng lật đật nói:
- Tạ ơn Tổ nghiệp, giúp con trị được con bệnh.
Vừa nói, Hà vừa tới bàn thờ thắp mấy cây nhang, khan vái tạ ơn ông Tổ. Trong khi đó thầy Tư quay lại bảo bà già:
- Bây giờ bà cụ có thể đem con bà về được rồi đó. Tuy nhiên, bà phải tới tiệm thuốc Bắc, hốt ít thang thuốc bổ cho cô ấy uống để lấy lại sức. Chúng tôi chỉ biết đuổi tà thôi, còn sức khoẻ phải có mấy ông thầy thuốc mới được. Bà cụ khúm núm lấy trong túi ra mấy tờ giấy bạc, trao cho thầy Tư.
- Thưa thầy, xin thầy nhận ít đồng mua nhang đèn cho ông Tố.
Thầy Tư lấy tiền để lên bàn thờ.
- Cám ơn bà nghĩ tới chúng tôi.
Bà cụ cũng quay qua Hà, thọc tay vô túi nàng, nghé sát miệng vô tai nói nho nhỏ:
- Bà thầy cầm chút ít uống cà phê, chúng tôi thật không biết lấy gì tạ ơn bà. Bữa nào rảnh, xin mừi bà tới nhà cho chúng tôi hầu bữa cơm gia đình.
Hà ngẩn ngơ không biết phải ăn làm sao, nói làm sao. Nàng mắc cỡ tới đỏ mặt, từ hồi nào tới giờ, Hà có biết tới chuyện ơn nghĩa như thế này đâu. Hơn nữa, bà ấy cứ một điều bà thầy, hai điều bà thầy lại càng làm Hà bối rối hơn. Trong khi đó các đệ tử thầy Tư đều ngỡ ngàng, nhiều người nghĩ thầy Tư đã âm thầm dậy Hà vì nàng sắp lấy Tam. Hơn nữa, Hà cũng sắp được điểm đạo nhập môn rồi còn gì.
Sau khi đưa con bệnh ra về, bỗng nhiên không khí võ đường vui nhộn hẳn lên. Hà lật đật kéo thầy Tư vô trong bếp, dúi mớ bạc bà già nọ cho nàng vô tay thầy Tư.
- Thầy ơi, tiền bà già để lại nè, thầy cầm lấy đi.
Ông Tư cầm mớ tiền, tần ngần:
- Thì bà ấy cho mày, mày đưa tao làm chi vậy?
Hà cười khúc khích:
- Không lý con tới đây chữa bệnh kiếm tiền sao. Thầy còn lạ gì tiền bạc con kiếm đâu có khó, thầy cứ cầm lấy đi.
Thấy thầy Tư còn tần ngần, Hà nhét đại mấy tờ giấy bạc vô túi ông, nói:
- Thì thầy cứ lấy đi mà, khổ quá. Con đã nói rồi, con tới đây chỉ mong được học đạo thôi, còn ngoài ra không có ý gì khác nữa. Bây giờ con không còn đi bán bia ôm, nhưng sòng bài ngoài Chợ Nhỏ đem về cho con còn nhiều gấp ba lần đi làm nữa. Đó là chưa kể anh Tam đánh cá càng ngày càng khá hơn. Không lý tụi con kiếm ăn được mà lại không nghĩ tới thầy sao.
Ông Tư cười hề hề, hồi này trong nhà cũng đang túng quẩn, có món tiền này cũng đỡ lắm. Ông chưa kịp nói gì, Hà đã chỉ tay lên vách bảo ông:
- Đó, thầy coi, con vừa mang cặp cá tổ chảng này cho thầy nấu cháo ăn chơi. Tối hôm qua chúng con câu được đó.
Ông Tư lại bên vách nhìn cặp cá chặc lưỡi, khen:
- Conbà nó, thằng Tam câu được cặp cá ngon lành quá trời ta.
Vừa nói, ông vừa đem cặp cá ra nhà ngoài khoe đám học trò:
- Ê, tụi mày coi này, thầy Tam cho cặp cá bự tổ chảng nấu cháo đã không. Nặng cả mấy kí chứ không ít đâu.
Trong khi mọi người xúm lại bên thầy Tư, Hà khều thằng Cưng ra ngoài hỏi nhỏ:
- Ê Cưng, mày có thấy thầy San đâu không?
Cưng mỉm cười ranh mãnh, lắc đầu:
- Từ sáng tới giờ, em đâu có thấy thầy ấy tới.
Hà kí vô đầu nó một cái nhe nhẹ, hăm:
- Mày coi chừng tao đó nghe.
Cưng biết Hà muốn nói gì, từ mấy tưần nay, nó đã để ý Hà có vẻ săn đón San một cách bất thường, và rồi nó đã tìm ra nguyên nhân; bữa hôm trước, sau giờ học, Cưng vô tình nhìn thấy Hà cố ý ép sát.người vô mình San trongbếp, nó đã đoán ra ngay. Bữa ấy Hà cũng thấy nó bắt gặp mình đang mơn chớn San, nàng trợn mắt nhìn nó làm Cưng hoảng hồn rông thực lẹ, và từ hôm đó, cứ mỗi lần Hà hỏi San là Cưng lại mỉm cười, cái cười đồng lõa một cách tinh nghịch. Hôm nay cũng vậy, Hà hỏi San rồi hăm nó, nhưng Cưng còn lạ gì Hà đã đương nhiên coi nó như đồng lõa với vụ ngoại tình này rồi. Thực ra mà nói, Tam chưa chính thức là chồng Hà, bởi vậy Cưng thấy nếu Hà có đổi ý bây giờ cũng chưa phải là quá muộn. Tuy chỉ có một điều Cưng không hiểu sao ai cũng mê San một cách mù quáng như vậy, không hiểu ông này có cái gì khác người ta chăng. Cưng ghé sát vô tai Hà nói nho nhỏ, mặc dù ngoài vườn chỉ có hai người.
- Chị đừng có lo, em không có nói với ai đâu. Nhưng mà chị tính cưới thầy San hay thầ.y Tam đó?
Mặt Hà đỏ hẳn lên, mặc dù nàng biết Cưng đã biết hết chuyện nàng ve vãn San từ lâu rồi, Hà'nói nho nhỏ vô tai nó:
- Làm sao tao cưới thầy San được, thầy ấy sắp lấy con Hoa học trò thầy Mười rồi còn gì?
Biết vậy sao chị còn đeo đuổi thầy ấy làm gì cho mất công chớ.
Mày không hiểu nổi đâu, tâm lý đàn bà con gái nó kỳ cục lắm, tao biết như vậy rồi mà vẫm còn muốn người ta mới chết chứ.
- Còn thầy Tam thì sao?
- Thì thầy Tam vẫn là thầy Tam chứ sao, tao có bỏ ông ấy đâu, đám cưới tới nưi rồi mà.
- Nhưng mà chị có thương thầy ấy không?
Thương thì cũng thương chứ sao không, nếu không làm sao sống với nhau được.
- Nếu thầy ấy biết chị thươllg thầy San rồi làm sao?
- Làm sao mà biết được, có một ưùnh mày biết thôi, nếu mày nói ra mới bể chuyện còn không có gì đâu.
Cưng nghe Hà nói nhẩy nhổm lên, la nho nhỏ:
- Em không có nói à nghe, chị làm sao thì làm, đổ bể chết cả đám ráng chịu đó, lúc ấy đừng đổ thừa thăng nhỏ này là không được đâu đó nghe.
- Ừ, không có sao đâu, miễn là mày đừng nói là được. Hơn nữa, nếu mày nói chuyện này ra, mày là người lỗ hơn tao nhiều.
- Em có mấc mớ gì vô chuyện chị lẹo tẹo với thầy San đâu mà lỗ với lời.
Không à, mày là người biết chuyện này lâu hơn ai hết. Hơn nữa, nếu thầy Tam nổi ghen, liệu sòng bầu cua của tụi mình còn tồn tại nổi không. Lúc ấy mày mất việc, lại còn mất luôn cả con Châu nữa.
- Cái gì mà còn có con Châu trong đó nưa.
Chứ mày tưởng không ai hay chúng mày đem nhau ra ruộng mía, ngây một ngày hai đó hẳn.
Cưng tái mặt, nó không ngờ Hà biết vụ này. Cưng run run hỏi:
- Tại sao chị biết?
Hà cắc cớ hỏi lại:
- Tại sao mày biết vụ tao với thầy San.
- Thì. . . thì . . chị. . .chị...
- Còn mày cũng thế chứ gì. Có sao đâu, tao không nói ra đâu có ai biết, cũng nhừmày đừng nói vụ của tao thì làm sao lộ ra ngoài được.
Cưng đưa một ngón tay ra, nói:
- Được rồi đó, nghéo tay đi, không đứa nào nói chuyện đứa nào đó nghe.
Hà đưa tay nghéo tay với Cưng, nàng nói nho nhỏ:
- Chịu rồi nghe.
- Được rồi. Bây giờ còn vụ này đây, tính kiếm chị nói gấp nè.
- Vụ gì nữa đó?
Cưng hắng giọng, từ từ nói;
- Bữa qua, nghe con Châu nói; thằng Hai Cảnh Sát dụ nó hỏi coi có đứa nào biết lắc bầu cua không, kiếm cho nó mấy đứa. Tụi nó định lập một sòng ngay bên cạnh mình đó.
Hà giật mình, hỏi thực nhanh:
- Nó nói hồi nào?
- Mới nói sáng hôm qua à, lúc con Châu uống cà phê ở quán Hủ Tíu đầu hẻm đó.
Hà chửi thề:
- Tổ cha nó, tao đã cho nó ăn rồi mà còn mưốn phá nữa. Thằng này tới số rồi sao.
Cưng nhìn Hà lắc đầu:
- Nó là Cảnh Sát, mình không dễ gì làm gì được nó đâu.
Hà trợn mắt:
- Cảnh Sát rồi sao chứ, bộ dễ đụng vô tụì mình lấm hay sao.
- Dù sao thì mình cũng không dám đánh nó, hơn nữa nó cũng có thể đem lính tới dẹp sòng mình cái một. Chỉ có cách nếu nó mở sòng, chị súi thầy San dẹp sòng nó thôi, nhưng mà sòng mình cũng tiêu luôn.
- Ừ ai ngu gì làm nhưvậy. Nhưng mà chuyện này mày không được nói với ai là mình biết ý định của tụi nó nghe.
- Tao đã có cách.
- Cả thầy Tam cũng không được nói à?
- Ừ, cả thầy Tam nữa cũng không nói bây giờ được, để một mình tao lo được rồi. Mày nói luôn với con Châu nữa nghe.
- Chị định làm gì thằng Hai Cảnh Sát đó?
Hà mỉm cười bí mật:
- Mày vừa thấy tao trị bệnh điên không?
- Thấy, rồi sao, có ăn chung gì tới vụ thằng Hai Cảnh Sát đâu?
Hà cười khẩy:
- Mày khôngbiết trongmôn phái mình, trị được người điên thì cũng làm cho người ta điên lên được rồi chứ?
Cưng há hốc miệng, nó chợt nhớ ra mình đang đứng trongvõ đường thầy Tư, nơi mà ai khôngbiết thầy Tư cũng như những đệ tử ruột của ông có thể thư ếm người ta một cách dễ dàng tới điên khùng. Nó liếc thực nhanh vô nhà, mọi ng~i đang cười nói thực ồn ào, vô tình Cưng nhìn xuống bàn thờ ông Tà; những hình nhơn bằng giấy vàng dán kín một bên, nó rùng mình nhìn Hà thực nhanh. Không lý nàng đã được thầy Tư chỉ cho phép thư ếm này rồi hay sao? Bỗng Cưng chợt hiểu, Hà đã sáp sửa làm đám cưứi với Tam, hai ngưừi đã chung sống với nhau như vợ chồng từ lâu rồi,làm gì Tam không chỉ cho nàng, tuy nhiên phép này chưa chắc Tam đã biết, làm gì Hà biết được. Còn San, chắc chắn ông này rành sáu câu rồi, Cưng nghĩ không lý San dám chỉ cho Hà sao, hai người mà lẹo tẹo với nhau cái kiểu này ai biết đó vào đâu. Con điên vừa rồi thầy Tư nó còn sơi một miếng, vậy mà Hà sáng cho một bạt tai hết bệnh thì nàng không phải tay vừa rồi.
Cưng vừa mở miệng nói, Hà đã kéo vô nhà. Bây giờ hình như mọi người quên hẳn vụ con điên vừa rồi, ai nay hỉ hả nói về nồi cháo cá đang nấu, Hà nhìn trước nhìn sau, không thấy ai để ý, nàng lẻn ra ngã sau tới chợ Nhỏ tìm thằng Hai Cảnh Sát, bây giờ nhất định y đang la là ở quán cà phê đâu đó trong Chợ.