Ông thầy ngừng kể một lúc để thở, bởi ông say sưa kể quên cả mệt. Lát sau ông tiếp:
- Người nằm mơ nói rằng đáng lẽ bà ta đã đi ngay ngày hôm sau, nhưng do có đứa con bệnh nặng bất ngờ nên phải một tuần sau nữa, bà mới đi tới chỗ được hướng dẫn. Tới nơi thì mới hay cả ngôi làng đó đã bị bỏ hoang sau trận dịch tả tràn qua, giết gần sạch người trong làng! Không dám lưu lại đo lâu, bà chỉ kịp nhìn thấy một ngôi miếu nằm bên cạnh ngôi nhà gần làng, có cả dòng chữ số 1958 như lời hướng dẫn, sẵn dem theo máy ảnh bà ấy chụp ngay ảnh ngôi miếu rồi ra về với sự hối hận vô cùng.
Hai Thạnh xen vào hỏi:
- Như vậy ngôi miếu ấy thờ người đàn bà chết dưới huyệt?
Ông thầy lắc đầu:
- Theo bài viết này thì không phải vậy. Bởi đêm sau nữa, thì vong hồn của người chết lại hiện về. Lần này bà ta khóc lóc dữ lắm, nói rằng số của mình phải chịu hẩm hiu, chỉ mong được giúp lần nữa, đó là hãy lấy giùm cốt của bà lên khỏi huyệt lạnh, ngôi mộ đó ở cảch miếu một trăm bước chân, bên cạnh một cây me lớn, mộ không có bia, nhưng đào xuống sẽ thấy một bộ hài cốt, trên cổ tay còn đeo cái lắc vàng có khắc chữ Jacqueline Liễu. Rồi đem mai táng một nơi khác. Hỏi tại sao phải làm vậy thì vong hồn người chết nói rằng bà ta bị hai oan hồn trấn giữ cái miếu kia canh ngày đêm, không cho đầu thai!
Nghe giải thích xong, Thạnh chán nản hỏi:
- Bài viết này cũng đã nói được điều gì liên quan đến việc làm sao mình triệt hạ được nó?
Ông thầy lắc đầu:
- Cậu vẫn chưa chịu hiểu, có lẽ tôi chưa nói đoạn kết của chuyện đó. Đoạn này có nên quan tới một tai họa cho ai đó ở vùng này.
Rồi ông ra lật ra trang cuối của tờ tạp chí, đọc phần tiếp của bài:
- Hồn người chết nói rằng nếu bà ta được cứu trước khi trận dịch xảy ra thì bà ta đã kịp báo động cho dòng họ của mình tránh được chuyện trả thù hết kiếp này sang kiếp khác của hai hồn ma trú trong ngôi miếu đó.
- Trả thù kiếp này sang kiếp nọ là sao?
Người ta gọi đó là những mối thù truyền kiếp. Các oan hồn thường làm điều này, bởi đối với họ kẻ gieo thù oán phải trả trong nhiều kiếp mới hết!
Nghe hết câu chuyện, Hai Thạnh lại nhìn lần nữa ảnh ngôi miếu. Hắn ta lẩm bẩm:
- Chuyện truyền kiếp gì đó lại xảy ra ngay tại làng này chăng?
Anh ta nói:
- Ba tôi ở nhà biết chữ Hoa, hay là ông cho tôi mượn tờ báo này đem về cho ông ấy đọc.
Ông thầy gật đầu:
- Tặng luôn cho ông thân của cậu cũng được. Riêng cậu, tôi có lời khuyên thế này, hãy bỏ ý định triệt ngôi miếu đi.
Thạnh mời lão ta về nhà mà không vừa lòng với lời khuyên vừa rồi. Anh gặp ngay ông bác vật, đưa cho ông:
- Có một bài báo ở Hồng Kông người ta viết về ngôi miếu trong miếng đất mình mới mua. Ba xem thử coi.
Biết tiếng Hoa rất khá, bởi ông đã từng đi học và làm việc nhiều năm ở Hồng Kông, Thượng Hải vào những năm còn trẻ. Vừa cầm tờ báo lên, ông đá bị cuốn hút vào câu chuyện. Khi đọc đến một đoạn, ông bỗng thảng thốt kêu lên.
- Cô Út mày đây mà!
Cả Thạnh và ông thầy địa lý đều ngẩn ngơ. Thạnh hỏi:
- Ba nói cô nào?
- Cô Liễu của con! Trời ơi, đã gần bốn chục năm rồi ba đi tìm mà không gặp nó, nay lại gặp ở đây.
Giọng ông run run và thất thần ngồi phịch xuống ghế trường kỷ. Thạnh ngạc nhiên quá đỗi:
- Ba nói cô Liễu, mà cô ấy là ai? Sao từ nào đến giờ con không nghe nói bao giờ?
Chỉ tay vào tờ báo, ông xúc động:
- Người tên Jacqueline Liễu trong bài này chính là cô út của con, người em gái mà ba bị thất lạc trong chiến tranh. Jacqueline Liễu là chính nó chớ không ai khác, bởi cái tên này do chính ông nội con đặt cho. Bà nội con sinh cô Liễu ra chưa được một tuổi thì một hôm lọt vào giữa trận càn của lính Pháp, bà con bị chúng bắn chết, còn cô út thì mất tích luôn từ đó! Trời ơi...
Thạnh vẫn cố chứng minh là không phải:
- Ba chưa gặp mặt, chỉ có cái tên giống thôi thì lấy gì làm chắc đó là người nhà của nình? Lỡ trùng tên thì sao?
Ông bác vật quả quyết:
- Tên có thể trùng, nhưng việc khắc tên lên mặt dây chuyền vàng thì không thể có hai người giống nhau. Dây chuyền đó do chính bà nội con nhờ thợ khắc, ba có nhìn thấy và nhớ rất rõ.
Rồi ông quay sang hỏi lão Gia Lợi:
- Ông có biết người nằm mơ trong câu chuyện này ở Chợ Lớn mà tại đâu không?
- Cũng không rõ, nhưng đi tìm thì cũng có thể tìm ra.
Ông bác vật mừng rỡ:
- Ông giúp giùm tôi đi, tôi cần tìm lại cô ấy lắm!
Thạnh nói một câu khiến cho cha mình thất vọng:
- Bà ta chết mất xác rồi, tìm đâu ra!
Tuy nhiên lão thầy Gia Lợi lại nói khác:
- Chẳng phải như trong bài viết nói rằng người nằm mơ sau đó đã về xứ này và tìm ra nơi chôn cất bà kia ư?
Ông bác vật reo lên như đứa trẻ:
- Không cần đi tìm đâu xa. Tại sao mình không theo lời chỉ của oan hồn cô út con, ngôi mộ dưới gốc cây me, cách ngôi miếu vài chục bước. Phải rồi, ta tới nơi đó sớm đi.
Ông gọi thêm gần chục gia nhân, rồi không đợi Thạnh tán thành, ông cùng ông thầy số đi trở lại đó. Họ tìm thấy cây me không khó, tuy nhà cửa ở khu đó đã không còn; nhưng cây me cổ thụ hết trái thì vẫn còn nguyên. Chung quanh gốc cây có bốn ngôi mộ, không ngôi nào có mộ bia. Sau khi bàn, ông bác vật nói với mấy tên gia nhân:
- Cứ tuần tự đào, ngôi mộ gần gốc cây nhất trước, rồi tới ba ngôi kia, đào cho kỹ!
Tuy có hơi chùn tay, nhưng vì có mặt chủ ở đó nên người phu vẫn phải ra sức đào. Một lát sau, một người kêu lên:
- Ngôi mộ này quan tài không có nắp!
Họ cuốc thêm chục nhát nữa thì lòi nguyên phần trên quan tài ra, trong quan tài không có hài cốt, chỉ còn lại vài vật dụng linh tinh. Người thứ hai nhận xét:
- Mộ này bị kẻ trộm đào trước đây rồi!
Bỗng ông thầy lên tiếng:
- Có thể đúng là ngôi mộ này. Bà nằm mơ trong truyện kể đã tới đây lấy cốt đem đi rồi cũng nên!
Ông bác vật thất vọng:
- Ta chậm rồi.
Bỗng một người đào mộ reo lên:
- Có sợi dây chuyền kìa!
Anh ta chụp lấy liền. Vừa lúc ông bác vật quát lớn:
- Không được lấy!
Ông nhanh tay giật lại, đưa lên xem và reo lên:
- Đúng là nó rồi, moi người xem đây, tên của em tôi.
Trên mặt dây chuyền vàng có khắc hai chữ Jacqueline Liễu con rất rõ nét. Ông thầy bảo:
- Có lẽ quá vội hoặc không con bình rĩnh khi bốc mộ nên họ để rơi lại sợi dây chuyền. May cho ta!
Ông bác vật nói để đám gia nô yên tâm:
- Để rồi tao cho tụi bay số tiền bằng hoặc hơn trị giá sợi dây chuyền này. Còn đây là vật kỷ niệm của em gái tao, không thể để mất được!
Lúc đó trời đã bảy tám giờ đêm rồi, chung quanh vắng tanh, tối mịt nên không ai thấy họ. Cho đến lúc họ rời khỏi đó cũng lặng im. Chỉ có ở ngôi miếu bất chợt lóe lên một ngọn lửa xanh lè, lúc mờ lúc tỏ. Cũng may bọn người kia không nhìn thấy.