Susannah Simon, 16 tuổi, là một teen Mỹ "bình thường" về mọi mặt, trừ việc cô có thể nhìn thấy và giao tiếp với hồn ma. Câu chuyện mở đầu khi Susan chuyển đến Bắc California sống cùng mẹ và dượng Andy, cùng 3 đứa con riêng của dượng. Mọi thứ đều xa lạ với Susan, nếu không tính đến chuyện... ở đâu cô cũng thấy hồn ma, giống như khi còn ở New York. Ma ở khắp nơi, chỉ có điều hình như chỉ có mình cô trông thấy chúng.
Người ta bảo với tôi rằng tôi sẽ trông thấy cọ.
Tôi chẳng tin, nhưng đấy là những gì họ nói. Họ nói tôi có thể nhìn thấy những cây cọ từ trên máy bay.
Tôi biết người ta có trồng cọ ở Nam California, tôi đâu phải con nít, tôi đã xem bộ phim 90210 và đủ thứ khác nữa. Nhưng tôi sẽ chuyển tới sống ở Bắc California cơ mà, tôi chắc chẳng có cọ kiếc gì ở Bắc California hết. Tôi đã tưởng thế, đấy là trước khi mẹ tôi bảo chớ có vứt hết áo len đi.
"Ồ không, con sẽ cần áo len đấy, cả áo khoác nữa. Ở đấy cũng có khi lạnh, có lẽ không lạnh bằng ở New York, nhưng cũng khá lạnh," mẹ tôi nói.
Đấy là lí do tại sao tôi mặc cả áo cái khoác da màu đen trên máy bay. Tôi có thể chuyển nó đi cùng với hàng đống thứ khác, nhưng tôi có một cảm giác dễ chịu hơn khi mặc chiếc áo ấy.
Và giờ đây tôi ngồi trên máy bay, mặc áo khoác da, trông xuống những cây cọ qua khung cửa sổ khi máy bay hạ cánh. Và tôi nghĩ, Tuyệt cú, áo da đen và những cây cọ. Tôi đã dần quen với điều này, như thể tôi biết trước rồi mình sẽ quen được...
... Không.
Mẹ tôi không khoái chiếc áo da ấy lắm, nhưng xin thề là tôi không hề mặc nó cốt để làm mẹ giận hay gì hết. Tôi không giận dỗi gì mẹ về cái chuyện mẹ quyết định kết hôn với một người sống cách xa 3 ngàn dặm, buộc tôi phải chuyển trường vào giữa năm thứ hai; rời xa đứa bạn thân nhất - và cũng là duy nhất - tôi có kể từ hồi mẫu giáo đến giờ, rời xa thành phố mà tôi đã sống trong suốt 16 năm trời.
Ồ không, tôi không giận tí nào hết.
Tôi thực sự yêu mến dượng Andy. Dượng rất tốt với mẹ tôi, dượng làm cho mẹ hạnh phúc và dượng cũng yêu quý tôi nữa.
Điều duy nhất làm tôi không vui là việc phải chuyển đến sống ở California này.
À, mà tôi đã nhắc đến 3 đứa con riêng của dượng Andy chưa vậy?
Họ đều ra đón tôi khi tôi vừa bước xuống may bay. Mẹ tôi, dượng Andy, và 3 đứa con của dượng. Ngái Ngủ, Ngu Ngơ, và Tiến Sỹ, tôi gọi chúng thế. Anh em mới của tôi đấy.
"Suze!" Ngay cả khi không nghe thấy tiếng mẹ hét to tên tôi khi bước ra cửa, tôi không thể không trông thấy họ - gia đình mới của tôi. Dượng Andy đã bảo 2 đứa nhỏ nhất giơ cao tấm biển Mừng con trở về, Susannah! Những người khác cùng chuyến bay đi qua và trầm trồ với nhau, "Ái chà, trông hay quá nhỉ?" khi nhìn tôi với ánh mắt kinh ngạc.
Phải, tôi hoà nhập quá tốt đấy chứ.
Tôi bước lại gần họ và nói: "Thôi mà, mẹ bỏ tấm biển ấy xuống được rồi đấy."
Nhưng mẹ còn mải ôm tôi nên chẳng chú ý gì cả. Mẹ cứ gọi mãi: "Ôi, Suze!" Ngoài mẹ ra, tôi không thích bị ai khác gọi là Suze hết, và qua vai mẹ tôi đưa mắt nhìn 3 thằng con trai đe doạ đừng có mà định bụng bày trò gì ở đây. Chúng chỉ đứng đó cười toe toét với cái biển ngớ ngẩn ấy, Ngu Ngơ cười vì nó còn biết làm gì khác đâu chứ, còn Tiến Sỹ - thì chắc là vì nó vui khi được gặp tôi. Ngài Tiến Sỹ kì lạ thế đấy. Ngái Ngủ - đứa lớn nhất - thì chỉ đứng ỳ ra đó, trông... ngái ngủ chứ sao nữa.
"Chuyến bay thế nào, nhóc?" Dượng Andy đỡ chiếc túi khỏi vai tôi, khoác lên vai dượng. Dượng có vẻ ngạc nhiên vì nó lại nặng đến thế và nói, "Chà, con tống thứ gì vào thế này? Con cũng biết buôn lậu trạm bơm cứu hoả của thành phố New York qua biên giới bang là tội nặng đấy."
Tôi cười với dượng. Dượng Andy thật sự có vẻ ngờ nghệch, nhưng là một người ngờ nghệch tốt bụng. Dượng chẳng biết tí ti gì về cái yếu tố cấu thành tội nghiêm trọng ở bang New York hết, vì dượng mới chỉ đến đó có 5 lần, mà tình cờ là chỉ cần 5 lần ấy dượng đã thuyết phục được mẹ lấy dượng.
"Không phải trạm bơm cứu hoả, máy thu phí đỗ ô tô đấy ạ. Mà con còn tận 4 cái túi nữa cơ." Tôi nói.
"4 cơ á?" Dượng giả bộ sốc. "Con đang suy tính gì đấy hả? Chuyển nhà hay làm gì?"
Tôi đã nói dượng Andy toàn nghĩ dượng ấy là diễn viên hài chưa ấy nhỉ? Không phải đâu. Dượng làm nghề mộc.
"Chị Suze," ông Tiến Sỹ háo hức nói, "chị Suze, chị có để ý thấy là lúc hạ cánh, đuôi máy bay hơi bị chếch lên không? Đấy là hiện tượng xảy ra khi một vật có khối lượng chuyển động với tốc độ lớn gặp phải vận tốc gió tương đương hoặc lớn hơn thổi ngược chiều."
Tiến Sỹ, đứa nhỏ nhất, khoảng 12 tuổi, nhưng thằng nhóc cứ như 40 vậy. Nó dành gần cả thời gian đón khách khứa trong lễ cưới để thao thao với tôi về chuyện gia súc bị người ngoài hành tinh làm thịt ra sao, chuyện nước Mỹ đang ém nhẹm Khu Vực Số 51 như thế nào nhằm không cho người dân biết rằng Chúng Ta Không Đơn Độc.
"Ôi Suzie, con đến đây mẹ vui lắm. Rồi con sẽ thích ngôi nhà. Dù lúc đầu chưa quen, nhưng bây giờ con đến rồi... Con chờ xem phòng riêng nhé. Dượng Andy đã sửa sang lại rất đẹp."
Trước khi cưới, dượng Andy và mẹ tôi đã mất hàng tuần để tìm một căn nhà đủ rộng cho cả 4 đứa con mỗi đứa có 1 phòng riêng. Cuối cùng thì họ tìm được ngôi nhà vĩ đại trên đồi Carmel, cái nhà mà nếu không vì nó ở cái bang chết giẫm này thì làm sao mà mua được, và lại được công ty sửa chữa Andy sửa sang lại với cái giá quá rẻ. Mẹ tôi đã tất bật suốt mấy ngày chuẩn bị phòng cho tôi, căn phòng mẹ cứ nói mãi rằng đấy là phòng đẹp nhất nhà.
"Từ cửa sổ phòng con trông ra cảnh biển đẹp tuyệt! Ôi Suze, rồi con sẽ thích mê cho mà xem!" Mẹ nói.
Tôi chắc rằng mình cũng sẽ thích, kiểu như tôi sẽ thích việc bỏ ăn bánh mỳ vòng thay bằng giá linh lăng, hay thay vì đi tàu điện ngầm thì đi lướt sóng, những thứ đại loại như vậy.
Chẳng hiểu sao Ngu Ngơ hỏi tôi bằng cái giọng vốn ngớ ngẩn sẵn của nó: "Cậu thích tấm biển không?" Không thể tin được là nó bằng tuổi tôi. Nó tham gia vào đội cử tạ của trường, mong đợi gì hơn được ở nó chứ? Đầu nó chẳng nhét được cái gì khác ngoài việc nhịn thở và gồng cơ tập thể hình - đấy là những gì tôi biết được sau khi ngồi cạnh nó ở đám cưới - tôi ngồi giữa nó và Tiến Sỹ, bạn tưởng tượng được cuộc nói chuyện đi đến đâu rồi đấy.
"Ừ, tấm biển rất tuyệt," tôi nói, giật tấm biển khỏi bàn tay ú nần của nó và úp mặt có chữ viết xuống. "Ta đi được chưa ạ? Con muốn lấy hành lý trước khi có ai nhặt mất."
"À, đi chứ." Mẹ nói, trao cho tôi cái ôm chặt cuối cùng. "Ôi, gặp con mẹ vui biết bao. Trông con tuyệt lắm..." Rồi sau đó mẹ bước đi và nói nhỏ để không ai nghe được, dù mẹ chẳng muốn nói điều đó: "... Cho dù mẹ đã nói với con về cái áo đó, Suze, và mẹ tưởng con phải vứt cái quần jeans ấy đi rồi chứ..."
Tôi mặc cái quần jeans cũ nhất, cái bị thủng đầu gối ấy. Trông nó cực hợp rơ với cái áo phông đen và đôi bốt khoá kéo đến mắt cá chân. Cái quần jeans, đôi bốt, cái áo khoác da màu đen của dân đua môtô, cộng thêm cái túi đeo vai Surplus màu xanh hải quân làm cho tôi trông giống như con nhóc trốn nhà đi lang thang trong một bộ phim truyền hình vậy.
"Chuyến bay thế nào, nhóc?" Dượng Andy đỡ chiếc túi khỏi vai tôi, khoác lên vai dượng. Dượng có vẻ ngạc nhiên vì nó lại nặng đến thế và nói, "Chà, con tống thứ gì vào thế này? Con cũng biết buôn lậu trạm bơm cứu hoả của thành phố New York qua biên giới bang là tội nặng đấy."
Tôi cười với dượng. Dượng Andy thật sự có vẻ ngờ nghệch, nhưng là một người ngờ nghệch tốt bụng. Dượng chẳng biết tí ti gì về cái yếu tố cấu thành tội nghiêm trọng ở bang New York hết, vì dượng mới chỉ đến đó có 5 lần, mà tình cờ là chỉ cần 5 lần ấy dượng đã thuyết phục được mẹ lấy dượng.
"Không phải trạm bơm cứu hoả, máy thu phí đỗ ô tô đấy ạ. Mà con còn tận 4 cái túi nữa cơ." Tôi nói.
"4 cơ á?" Dượng giả bộ sốc. "Con đang suy tính gì đấy hả? Chuyển nhà hay làm gì?"
Tôi đã nói dượng Andy toàn nghĩ dượng ấy là diễn viên hài chưa ấy nhỉ? Không phải đâu. Dượng làm nghề mộc.
"Chị Suze," ông Tiến Sỹ háo hức nói, "chị Suze, chị có để ý thấy là lúc hạ cánh, đuôi máy bay hơi bị chếch lên không? Đấy là hiện tượng xảy ra khi một vật có khối lượng chuyển động với tốc độ lớn gặp phải vận tốc gió tương đương hoặc lớn hơn thổi ngược chiều."
Tiến Sỹ, đứa nhỏ nhất, khoảng 12 tuổi, nhưng thằng nhóc cứ như 40 vậy. Nó dành gần cả thời gian đón khách khứa trong lễ cưới để thao thao với tôi về chuyện gia súc bị người ngoài hành tinh làm thịt ra sao, chuyện nước Mỹ đang ém nhẹm Khu Vực Số 51 như thế nào nhằm không cho người dân biết rằng Chúng Ta Không Đơn Độc.
"Ôi Suzie, con đến đây mẹ vui lắm. Rồi con sẽ thích ngôi nhà. Dù lúc đầu chưa quen, nhưng bây giờ con đến rồi... Con chờ xem phòng riêng nhé. Dượng Andy đã sửa sang lại rất đẹp."
Trước khi cưới, dượng Andy và mẹ tôi đã mất hàng tuần để tìm một căn nhà đủ rộng cho cả 4 đứa con mỗi đứa có 1 phòng riêng. Cuối cùng thì họ tìm được ngôi nhà vĩ đại trên đồi Carmel, cái nhà mà nếu không vì nó ở cái bang chết giẫm này thì làm sao mà mua được, và lại được công ty sửa chữa Andy sửa sang lại với cái giá quá rẻ. Mẹ tôi đã tất bật suốt mấy ngày chuẩn bị phòng cho tôi, căn phòng mẹ cứ nói mãi rằng đấy là phòng đẹp nhất nhà.
"Từ cửa sổ phòng con trông ra cảnh biển đẹp tuyệt! Ôi Suze, rồi con sẽ thích mê cho mà xem!" Mẹ nói.
Tôi chắc rằng mình cũng sẽ thích, kiểu như tôi sẽ thích việc bỏ ăn bánh mỳ vòng thay bằng giá linh lăng, hay thay vì đi tàu điện ngầm thì đi lướt sóng, những thứ đại loại như vậy.
Chẳng hiểu sao Ngu Ngơ hỏi tôi bằng cái giọng vốn ngớ ngẩn sẵn của nó: "Cậu thích tấm biển không?" Không thể tin được là nó bằng tuổi tôi. Nó tham gia vào đội cử tạ của trường, mong đợi gì hơn được ở nó chứ? Đầu nó chẳng nhét được cái gì khác ngoài việc nhịn thở và gồng cơ tập thể hình - đấy là những gì tôi biết được sau khi ngồi cạnh nó ở đám cưới - tôi ngồi giữa nó và Tiến Sỹ, bạn tưởng tượng được cuộc nói chuyện đi đến đâu rồi đấy.
"Ừ, tấm biển rất tuyệt," tôi nói, giật tấm biển khỏi bàn tay ú nần của nó và úp mặt có chữ viết xuống. "Ta đi được chưa ạ? Con muốn lấy hành lý trước khi có ai nhặt mất."
"À, đi chứ." Mẹ nói, trao cho tôi cái ôm chặt cuối cùng. "Ôi, gặp con mẹ vui biết bao. Trông con tuyệt lắm..." Rồi sau đó mẹ bước đi và nói nhỏ để không ai nghe được, dù mẹ chẳng muốn nói điều đó: "... Cho dù mẹ đã nói với con về cái áo đó, Suze, và mẹ tưởng con phải vứt cái quần jeans ấy đi rồi chứ..."
Tôi mặc cái quần jeans cũ nhất, cái bị thủng đầu gối ấy. Trông nó cực hợp rơ với cái áo phông đen và đôi bốt khoá kéo đến mắt cá chân. Cái quần jeans, đôi bốt, cái áo khoác da màu đen của dân đua môtô, cộng thêm cái túi đeo vai Surplus màu xanh hải quân làm cho tôi trông giống như con nhóc trốn nhà đi lang thang trong một bộ phim truyền hình vậy.
Nhưng không phải ở đây. Mọi người ở đây đều kiên nhẫn chờ đợi.
Chắc là tôi biết nguyên cớ. Tôi thấy hình như ở đây chẳng có điều gì có thể khiến con người ta khó chịu được cả. Ngoài kia ánh nắng đang chan hoà trên những tán lá cọ tôi trông thấy khi còn ngồi trên máy bay. Có cả chim mòng biển nữa - không phải bồ câu mà là những con mòng biển thật sự, màu trắng và xám - lao xao ngoài bãi đỗ xe. Và khi tôi lấy hành lý, chẳng ai thèm kiểm tra xem cái mác trên đấy có trùng khớp với cuống vé gửi không nữa. Mọi người đều nói những câu kiểu như: "Tạm biệt, chúc một ngày tốt lành."
--------------------------------
Phi thực tế.
Gina - bạn thân nhất của tôi ở Brooklyn, hừm, thôi thì đứa bạn duy nhất vậy - trước khi tôi đi có nói rằng việc có anh em là con riêng của dượng cũng có điểm tốt. Cô ấy biết vậy vì có tận 4 anh em - không phải con riêng của dượng hay dì mà là anh em ruột. Tuy thế, tôi chẳng còn tin những gì cô ấy bảo hơn cái việc tin vào những gì lúc trước người ta nói với tôi về loài cọ. Nhưng đến khi trông thấy Ngái Ngủ xách 2 cái túi, Ngu Ngơ xách 2 cái còn lại, còn tôi thì tay không vì cái túi đeo vai thì dượng Andy cũng đeo nốt rồi, tôi cũng hiểu những điều cô bạn tôi nói, rằng có anh em cũng có cái lợi của nó. Họ có thể mang vác những đồ nặng giúp bạn mà trông cứ như không vậy.
Này, chính tay tôi xếp đồ đấy nhé. Tôi biết trong đó có gì chứ. Chúng chẳng hề nhẹ nhàng tí nào hết, thế mà trông Ngái Ngủ và Ngu Ngơ cứ như thế: Vô tư đi, chúng ta cùng vác nào.
Đồ đạc của tôi an toàn ra tận bãi đỗ xe. Khi cửa tự động mở ra, mọi người - kể cả mẹ tôi - đều thò tay vào túi và lôi kính mát ra. Hẳn họ phải biết điều gì đấy mà tôi không biết. Bước ra khỏi xe, tôi mới biết điều ấy là gì.
Ở đây ngập tràn ánh nắng.
Không chỉ nắng, mà là nắng chói chang rực rỡ đến loá mắt. Tôi cũng có kính chứ bộ, đâu đó, nhưng khi rời New York thời tiết có vài độ và đang mưa tuyết, tôi chẳng biết phải nhét chúng vào chỗ nào dễ lấy cả. Lần đầu tiên khi mẹ nói chúng tôi sẽ chuyển đi - mẹ và dượng Andy thấy rằng việc mẹ - với 1 đứa con và cái nghề phóng viên truyền hình - chuyển đi sẽ dễ dàng hơn là cho dượng với tận 3 đứa, nhất là với công việc kinh doanh của dượng - mẹ bảo rằng rồi tôi sẽ thích California. "Đấy là trường quay phim Goldie Hawn,
Chevy Chase," mẹ nói.
Tôi thích phim Goldie Hawn, tôi cũng thích Chevy Chase, nhưng chưa bao giờ nghe nói người ta gộp cả 2 phim đấy thành 1 cả.
"Đấy là bối cảnh cho những câu chuyện của tác giả Steinbeck mà con học ở trường, chuyện Chú Ngựa Đỏ ấy mà."
Phải nói là tôi chẳng mấy ấn tượng. Tôi nhớ trong chuyện Chú Ngựa Đỏ chẳng có nhân vật nữ nào hết, cho dù trong đó có rất nhiều đồi núi. Đứng trong bãi đỗ xe, tôi đưa mắt nhìn những dãy đồi bao quanh sân bay quốc tế San Jose, quả thật là nhiều, và bao phủ những dãy đồi ấy là lớp cỏ toàn một màu nâu héo úa.
Lác đác trên những ngọn đồi ấy là những cái cây tôi chưa thấy bao giờ. Trông chúng bẹp dí ở trên đỉnh như thể có người khổng lồ từ trên trời đấm thẳng xuống vậy. Sau này tôi mới biết đấy là cây cyprus.
Rõ ràng là có hệ thống phun nước ở bãi xe, bởi ở đây có những bụi cây xum xuê với những bông hoa đỏ to tướng, trông chúng thấp tè so với những cây cọ cao đến vô tận và to đến không ngờ. Lát sau, khi nhìn những bông hoa ấy tôi mới nhận ra chúng là hoa dâm bụt. Và những con bọ kì quái bay quanh những bông hoa, phát ra những tiếng vù vù ấy, hoá ra lại chẳng phải là bọ biếc gì hết. Chúng là chim ruồi.
"Ồ, chúng có ở khắp nơi. Nhà mình cũng có máng cho chúng ăn ở nhà. Nếu thích con treo một cái trên bậu cửa sổ cũng được đấy," mẹ nói khi tôi chỉ cho mẹ.
Chim ruồi dám bay đến tận cửa sổ phòng bạn cơ đấy! Loài duy nhất bay đến cửa sổ phòng tôi khi còn ở Brooklyn là chim bồ câu. Mẹ tôi chưa bao giờ khuyến khích tôi nuôi chúng cả.
Phút giây thư giãn với chim ruồi của tôi tan biến khi Ngu Ngơ đột ngột thông báo: "Con sẽ lái xe" và nhảy luôn lên ghế tài xế của chiếc xe tải nhỏ.
"Bố sẽ lái," dượng Andy kiên quyết.
"Thôi mà bố, làm sao con thi lấy bằng lái được nếu bố không cho con luyện tập chứ?" Ngu Ngơ nói.
"Con có thể tập với chiếc Rambler," dượng Andy nói khi mở cốp sau của chiếc Land Rover và bắt đầu xếp hành lý của tôi vào, "Con cũng vậy, Suze à."
Tôi giật mình, "Con cũng vậy là sao ạ?"
"Con cũng có thể tập lái xe với chiếc Rambler," dượng ngoắc tay về phía tôi bông đùa, "nhưng phải có người biết lái ngồi bên cạnh."
Tôi chớp mắt, "Con không biết lái xe."
Ngu Ngơ phát ra tiếng cười ầm ỹ nghe như tiếng ngựa, "Cậu mà không biết lái xe à?" Nó huých Ngái Ngủ đang ngồi dựa vào một bên thân xe, mặt hướng ra nắng, "Này Jake, cậu ta không biết lái xe."
"Chẳng có gì lạ nếu một người dân New York không có bằng lái. Anh không biết thành phố New York luôn tự hào về hệ thống giao thông lớn nhất Bắc Mỹ, phục vụ 3,2 triệu dân trong bán kính 4 triệu dặm vuông từ thành phố New York, qua Long Island đến tận Connecticut hả? Với lại 1,7 tỉ người sử dụng hệ thống tàu điện ngầm, xe bus và tàu hoả mỗi năm đấy," ngài Tiến Sỹ nói.
Mọi người trố mắt nhìn Tiến Sỹ, và mẹ tôi dè dặt nói: "Mẹ chẳng bao giờ lái xe trong thành phố cả."
Dượng Andy đóng cửa sau chiếc Land Rover, nói: "Đừng lo, Suze. Dượng và mẹ đăng ký cho con một khoá học lái xe. Rồi con ngang tài với Brad ngay ấy mà."
Tôi ngó Ngu Ngơ. Cả triệu năm nữa tôi cũng không nghĩ có người sẽ bảo tôi cần phải ngang tài với Brad trong mọi mặt.
Rồi tôi bắt gặp rất nhiều điều đáng ngạc nhiên. Những cây cọ mới chỉ là phần mở đầu. Khi lái xe về nhà - nhà chúng tôi cách sân bay khoảng 1 giờ, không phải 1 giờ trôi nhanh cho lắm, khi tôi bị nêm chặt giữa Ngái Ngủ và Ngu Ngơ, còn Tiến Sỹ ngồi trên đống hành lý đằng sau vẫn đang dẫn giải về niềm tự hào của Uỷ Ban Giao Thông New York - tôi bắt đầu nhận ra rằng mọi thứ rồi sẽ khác, rất khác với những gì tôi dự đoán, và chắc chắn là khác hoàn toàn với cuộc sống trước đây.
Không chỉ là việc tôi đến sống ở đầu kia của đất nước, không chỉ là những gì tôi thấy đều khác hoàn toàn với New York: bên đường đầy những biển quảng cáo atiso hay lựu với giá 1 đô 12 quả; những cánh đồng nho nối tiếp nhau, cây xoắn xuýt quanh những thân gỗ; những rừng cây chanh và cây bơ; có những loại cây cối xum xuê um tùm mà tôi chẳng biết tên. Trên tất cả mọi điều, đó là bầu trời bao la xanh ngắt dến nỗi những quả khí cầu lơ lửng trông nhỏ xíu như một chiếc cúc lọt thỏm giữa bể bơi tiêu chuẩn Olympic vậy.
Ở đây có biển, và biển trải rộng trong tầm mắt bất ngờ đến nỗi ban đầu tôi chẳng nhận ra, chỉ ngỡ một cánh đồng khác nữa lại hiện ra. Nhưng rồi tôi thấy cánh đồng ấy cứ lấp lánh, phản chiếu ánh mặt trời, nhấp nháy như thế đang gửi mật mã SOS với tôi vậy. Ánh nắng chói chang đến nỗi khó mà trông rõ khi không có kính râm. Nhưng biển đây rồi... biển Thái Bình Dương bao la như bầu trời kia, một thực thể sống động, uốn éo, xô bờ cát trắng của mảnh đất hình vòng cung cong cong.
Sống ở New York, suy nghĩ của tôi về biển - hay ít nhất là bờ biển cát trắng - ít ỏi và rất khác. Tôi không nén nổi há hốc miệng vì sững sờ khi trông thấy biển. Lúc ấy, mọi người đều ngưng nói, trừ có Ngái Ngủ, lúc ấy đang ngủ, tất nhiên rồi.
"Gì vậy con?" Mẹ tôi hỏi có vẻ lo lắng.
"Không, không có gì ạ," tôi bối rối. Dĩ nhiên họ đều quá quen thuộc với cảnh biển này rồi. Chắc họ sẽ nghĩ tôi thật kì quặc vì trông tôi hết sức thích thú khi ngắm cảnh ấy. "Con chỉ ngắm biển thôi mà."
"Ra vậy," mẹ nói, "Ừ, biển thật đẹp phải không?"
Ngu Ngơ nói: "Sóng to đấy. Con sẽ ra chơi trước khi ăn bữa tối."
"Không được, chừng nào con chưa thi giữa kì xong," dượng đáp.
"Thôi mà bố!"
Việc này làm mẹ tôi ca một bài dài về ngôi trường tôi sắp chuyển đến, ngôi trường mà Ngái Ngủ, Ngu Ngơ và Tiến Sỹ cũng đang học. Nó được đặt theo tên của Junipero Serra, một người Tây Ban Nha định cư vào những năm 1700, ép buộc người dân bản xứ ở đây từ bỏ đạo của họ và chuyển sang đạo Cơ Đốc. Thực ra ngôi trường đó là một trụ sở rất lớn của hội truyền giáo được xây bằng gạch nung, hàng năm thu hút đến 20 triệu khách du lịch đến tham quan.
Tôi không chú ý lắm đến những điều mẹ tôi nói. Tôi từ trước đến giờ chẳng có một tí tẹo hứng thú nào hết đối với trường học. Lý do duy nhất mà tôi chưa chuyển đến đây từ trước lễ Giáng Sinh là vì Trường Truyền Giáo đã hết chỉ tiêu, và tôi bắt buộc phải đợi đến học kì 2 may ra mới có cơ hội. Tôi chẳng lấy đấy làm buồn phiền. Tôi sống với bà trong vòng vài tháng, việc này hoá ra lại thật thú vị. Bà tôi là một luật sư xuất sắc chuyên về lĩnh vực hình sự, ngoài ra bà còn là một đầu bếp cừ khôi nữa.
Biển dần khuất sau những ngọn đồi nhưng tôi vẫn còn mải nghĩ. Tôi đang ngoái cổ lại mong được nhìn thấy cảnh biển khác thì đột ngột chú ý. Tôi nói: "Khoan đã, ngôi trường này được xây vào năm nào cơ?"
"Thế kỷ 18," Tiến Sỹ đáp. "Hệ thống truyền giáo, được thực thi bởi những thầy tu dòng thánh Francis dưới sự chỉ dẫn của nhà thờ Công giáo và chính quyền Tây Ban Nha, được lập ra không chỉ để bắt những người dân bản xứ phải theo đạo Cơ Đốc mà còn huấn luyện họ trở thành những thương nhân thành đạt trong xã hội mới của Tây Ban Nha. Lúc đầu, việc truyền giáo là để -"
"Thế kỷ 18?" tôi nói, rướn người về phía trước. Tôi bị kẹp giữa Ngu Ngơ và Ngái Ngủ - đầu anh ta gục xuống đến khi đỗ lại trên vai tôi, đến mức chỉ cần ngửi qua tôi có thể nói chắc rằng anh ta đang dùng loại dầu gội Finesse. Nói cho bạn hay, Gina chưa bao giờ nói với tôi về chuyện bọn con trai choán mất quá nhiều chỗ ngồi như thế, nhất là khi họ cao đến 1m80, nặng gần cả trăm cân. "Từ tận thế kỷ 18 cơ á?"
Mẹ tôi chắc đã thấy được nét kinh hoàng trong giọng nói của tôi, bèn quay lại trấn an: "Nghe này Suze, chúng ta đã bàn về chuyện này rồi. Mẹ đã nói với con là có cả một danh sách dài ngoằng xin học ở trường Robert Louis Stevenson, mà con cũng bảo con không thích học ở một trường toàn con gái là gì, thế nên trường Sacred Heart không ổn, hơn nữa dượng Andy cũng nghe nói về những điều tiếng rất xấu về chuyện nghiện ngập gây lộn ở những trường công lập quanh đây - "
"Từ tận thế kỷ 18 cơ á?" Tôi thấy tim mình bắt đầu đập dồn dập, như thể tôi mới chạy hộc tốc một quãng vậy. "Thế tức là nó đã gần 300 năm tuổi?"
Chúng tôi lái xe qua thành phố Carmel-ven-biển, có những căn nhà nhỏ đẹp như tranh vẽ - thậm chí một số còn lợp mái lá - cùng với những nhà hàng và những phòng tranh xinh xắn. Dượng Andy phải lái cẩn thận vì đường phố đông đúc những người lái xe đã hết-hạn-sử-dụng bằng lái; mà cũng không có đèn giao thông gì cả, chẳng hiểu sao người dân ở đây luôn tự hào về điều đó.
"Dượng không hiểu, từ thế kỷ 18 thì có gì đáng sợ đến thế?" Dượng Andy thắc mắc.
"Suze chưa bao giờ có hứng thú với những căn nhà cổ," mẹ tôi nói mà chẳng có một tí ngữ điệu - điều mà tôi luôn gọi là giọng thông-báo-tin-buồn khi mẹ đọc những bản tin về máy bay rơi hay trẻ vị thành niên phạm pháp trên TV.
"Thế à? Thế thì có lẽ con bé chẳng thích ngôi nhà đâu," dượng nói.
Nắm lấy thành ghế tựa đầu của dượng, tôi lo lắng thắc mắc: "Tại sao ạ? Lý do gì mà con lại không thích ngôi nhà?"
Khi rẽ vào thì tôi hiểu ngay lý do. Ngôi nhà rất rộng và đẹp vô cùng với những cái tháp theo phong cách từ thời Victoria và tất cả mọi thứ khác nữa. Mẹ tôi đã chọn màu sơn xanh biển, trắng và kem. Ngôi nhà được bao quanh bởi những cây thông cao lớn bóng đổ dài và những cây bụi trổ hoa khắp nơi. Ba tầng, hoàn toàn bằng gỗ, không giống như những ngôi nhà quanh đấy chỉ rặt kính với thép hay đất, nó là ngôi nhà đẹp nhất, giàu thẩm mỹ nhất ở đây.
Và tôi chẳng muốn đặt chân vào tí nào.
Tôi biết rằng khi đồng ý chuyển đến sống với mẹ ở California này là tôi sẽ phải quen với rất nhiều thay đổi. Những cây atisô dọc hai bên đường, những vườn chanh, hay biển... chúng thật sự đâu có quan trọng gì. Thực ra, thay đổi lớn nhất chính là việc tôi sẽ phải chấp nhận mẹ dành tình cảm cho những người khác nữa. Bố tôi đã mất được khoảng chục năm, thời gian chục năm ấy chỉ có mỗi hai mẹ con với nhau. Và phải nói thật rằng tôi vẫn thích mọi thứ vẹn nguyên như nó vốn thế. Thực tế mà nói, nếu không vì dượng Andy đã làm cho mẹ hạnh phúc đến nhường ấy thì hẳn tôi đã kịch liệt phản đối vụ chuyển chỗ ở này rồi.
Chẳng thể nào nhìn hai người họ - dượng Andy và mẹ - mà không nhận ra ngay rằng họ yêu nhau đến thế nào. Và tôi sẽ là loại con cái kiểu gì nếu ngăn cản họ? Vậy là tôi đón nhận dượng Andy, đón nhận 3 đứa con riêng của dượng, và chấp nhận thực tế là tôi sẽ phải để lại sau lưng tất cả những gì yêu thương tôi đã có - cô bạn thân nhất của tôi, bà tôi, những bánh mỳ tròn, và cả khu thời thượng SoHo nữa - tất cả để mang lại cho mẹ tôi niềm hạnh phúc mẹ xứng đáng có được.
Nhưng tôi vẫn chưa nghĩ đến một chuyện là, lần đầu tiên trong đời tôi sẽ phải sống trong một ngôi nhà thực sự.
Không phải là một ngôi nhà chung chung nào đó, mà là ngôi nhà được sửa sang lại, vốn từng được sử dụng để làm nhà trọ vào thế kỷ 19, dượng Andy tự hào khoe với tôi như thế khi dỡ đồ của tôi trong xe, nhét vào tay những đứa con trai. Được xây vào năm 1849, ngôi nhà chẳng có mấy tiếng tăm vào cái thời ấy. Những cuộc đấu súng vì đàn bà và bài bạc xảy ra ở phòng khách phía trước, giờ vẫn có thể trông thấy những lỗ đạn. Dượng Andy đã sửa lại chút ít, thay vì thay hẳn nó đi. Điều này có vẻ hơi lẩm cẩm, dượng thú nhận, nhưng cũng hay. Dượng dám cá rằng chúng tôi đang sống trong ngôi nhà duy nhất có những lỗ đạn còn lại từ thế kỷ 19 trên dãy đồi Carmel này.
Huh, tôi cũng nghĩ vậy.
Mẹ cứ liếc nhìn tôi suốt khi chúng tôi bước lên hiên nhà. Tôi biết mẹ lo lắng không biết tôi đang nghĩ gì. Tôi hơi khó chịu với mẹ vì mẹ chẳng nói trước với tôi. Tuy vậy tôi cũng hiểu nguyên nhân vì sao mẹ lại làm vậy. Nếu mẹ nói trước mẹ đã mua một ngôi nhà trên trăm tuổi thì hẳn tôi đã không chuyển đến sống ở đây mà sẽ sống với bà cho đến khi đi học đại học.
Bởi lẽ mẹ tôi đúng ở một điểm: tôi không khoái những ngôi nhà cổ.
Cho dù vậy, như tôi thấy ngôi nhà cổ này rất khác. Đứng trên hiên nhà có thể nhìn thấy toàn cảnh đồi Carmel phía bên dưới, làng mạc, thung lũng, bãi biển, đại dương... Một quang cảnh đẹp tuyệt vời - đáng để cho người ta bỏ hàng triệu đô để kiếm một chỗ ở đây (căn cứ vào những ngôi nhà xa hoa quanh đấy) - cái nơi mà tôi lại chẳng muốn sống tí tẹo nào hết.
Khi mẹ tôi gọi: "Lại đây Suze, lại xem phòng của con đi," tôi không thể không rùng mình khe khẽ.
Ngôi nhà đẹp từ trong ra ngoài. Tất cả gỗ thích làm nhà đều bóng loáng, sắc xanh dương và vàng trông thật vui tươi. Nhận ra những đồ đạc của mẹ khiến tôi cảm thấy khá hơn đôi chút. Đây là chiếc két hình chiếc bánh mà mẹ và tôi đã mua vào nghỉ dịp cuối tuần ở Vermont. Và đây, những tấm ảnh chụp khi tôi còn bé xíu treo trên tường phòng khách, cạnh ảnh của Ngái Ngủ, Ngu Ngơ và Tiến Sỹ. Kia là những cuốn sách của mẹ trong chiếc giá sách gắn vào hốc tường trong căn phòng nhỏ. Cây cối của mẹ ở mọi nơi, những bệ gỗ treo trước những bậu cửa sổ kính đã đổi màu thời gian, hay trên cái trụ tay vịn cuối cầu thang, những cái cây mẹ đã phải trả cái giá vận chuyển cao chót vót vì mẹ sẽ buồn biết bao nếu phải xa chúng.
Nhưng cũng có những thứ mà tôi chưa từng thấy bao giờ: chiếc máy vi tính màu trắng đẹp đẽ trên chiếc bàn mẹ từng hay ngồi viết những tấm séc để thanh toán hoá đơn; chiếc TV màn hình lớn được nối với chiếc điều khiển cầm tay của trò chơi điện tử đặt trong hốc lò sưởi trong phòng trông không hợp tí nào; cạnh cửa gara là những chiếc ván lướt sóng được đặt dựa vào tường; và một chú chó to tướng đến là lắm dãi nhớt cứ gí chiếc mũi to đùng ươn ướt vào túi tôi vì tưởng tôi giấu đồ ăn trong đấy.
Những đồ đạc ấy dường như có vẻ là đồ của đàn ông, không phù hợp và xa lạ đối với cuộc sống của hai mẹ con tôi trước đây. Nhưng rồi tôi cũng sẽ phải quen dần với sự có mặt của chúng thôi.
Phòng tôi ở tầng trên, thẳng phía dưới là mái hiên trước nhà. Trong suốt quãng đường từ sân bay về, mẹ tôi cứ lo lắng mãi về chỗ ngồi gần chiếc cửa sổ được làm đua ra phía ngoài mà dượng Andy đã lắp trước đó. Từ chiếc cửa sổ ấy, cảnh quan bao la của toàn bộ bán đảo trải rộng trước mắt, cũng giống như khi nhìn từ hiên nhà. Mọi người thật tuyệt vời khi dành cho tôi một căn phòng đáng yêu, trông ra khung cảnh bên ngoài đẹp nhất so với các phòng khác trong nhà.
Và tôi hiểu được những vất vả của họ để làm cho căn phòng trở nên thân thuộc nhất với tôi, hay ít nhất là đối với một đứa con gái hay mơ mộng, nữ tính đầy mình... mà tôi thì không thế, tôi chẳng phải loại con gái có bàn phấn gắn gương hay điện thoại tiểu thư công chúa. Tôi hiểu được sự vất vả của dượng Andy khi dượng dùng giấy màu kem có điểm những bông hoa lưu ly xanh dán lên phía trên những tấm ván tường phòng tôi và trên những bức tường phòng tắm kề bên được dành riêng cho tôi; khi mọi người dành cho tôi chiếc giường mới bốn phía phủ rèm - kiểu giường mẹ luôn thích chọn cho tôi và hẳn đã không cầm lòng được. Tôi hối hận biết bao về cách cư xử của mình trong xe. Đi vòng quanh căn phòng, tôi thầm nghĩ, thế này cũng không đến nỗi nào, mình cũng không còn thấy băn khoăn nữa. Có lẽ mọi thứ rồi cũng sẽ tốt đẹp, có lẽ nỗi buồn chưa bao giờ tồn tại trong ngôi nhà này, có lẽ tất cả những kẻ bị bắn đều đáng tội...
Khi quay về hướng chiếc cửa sổ, tôi chợt nhận thấy có người ngồi sẵn trên chiếc ghế cạnh cửa sổ mà dượng Andy đã làm cho tôi với tất cả tình thương.
Người đó tôi, Ngái Ngủ, Ngu Ngơ hay cả Tiến Sỹ đều không quen.
Tôi quay về phía dượng Andy xem dượng có nhìn thấy kẻ lạ mặt kia không, nhưng dượng không thấy, cho dù hắn đứng ngay trước mặt.
Mẹ tôi cũng không nhìn thấy hắn, mẹ chỉ nhìn thấy mỗi tôi mà thôi. Có lẽ vẻ mặt tôi lúc ấy chẳng dễ coi cho lắm, nên mặt mẹ xị xuống, mẹ thở dài và nói: "Ôi Suze, đừng lại thế chứ con."